Chân dung Merck - tập đoàn dược khổng lồ đứng sau viên thuốc Molnupiravir chữa Covid – 19

03/02/2022 20:56
Merck sở hữu rất nhiều loại thuốc và vaccine độc quyền; trong năm 2020, 6 loại thuốc nằm trong danh mục của công ty đem lại doanh thu trên 1 tỷ USD. Có thể kể đến Keytruda – một loại kháng thể được sử dụng trong phác đồ điều trị ung thư mang lại 14,3 tỷ USD.

Cái tên Merck có thể còn tương đối xa lạ tại Việt Nam, tuy nhiên đây là một trong những công ty dược lâu đời và lớn nhất trên thế giới. Công ty tiền thân của gã khổng lồ ngành dược này được thành lập từ năm 1668 tại Darmstadt, Đức với sự quản lý của gia tộc Merck; năm 1827, họ bắt đầu đi vào sản xuất thuốc.

Tới 60 năm sau, họ mới bước chân lên mảnh đất Hoa Kỳ để bắt đầu công việc kinh doanh; tới năm 1917, chi nhánh ở Mỹ này tách hẳn thành một công ty độc lập và không còn quan hệ với doanh nghiệp mẹ tại Đức. Trải qua nhiều năm phát triển, Merck trở thành một thế lực lớn trong ngành dược với rất nhiều loại thuốc nổi tiếng, hoạt động tại 140 quốc gia với trên 70,000 nhân lực.

Merck sở hữu rất nhiều loại thuốc và vaccine độc quyền; trong năm 2020, 6 loại thuốc nằm trong danh mục của công ty đem lại doanh thu trên 1 tỷ USD. Có thể kể đến Keytruda – một loại kháng thể được sử dụng trong phác đồ điều trị ung thư mang lại 14,3 tỷ USD; hai loại vaccine Gardasil và Varivax dùng để chữa trị HPV và thủy đậu đem lại tổng cộng 5,8 tỷ USD... 

Nhờ những phát minh này mà doanh thu của hãng luôn duy trì ở mức rất cao: Năm 2020, họ đạt doanh thu lên tới 47,99 tỷ USD cùng lợi nhuận sau thuế lên tới trên 7 tỷ USD. Nhờ thành tích này mà công ty được xếp hạng thứ 69 trên bảng xếp hạng Fortune 500 và thứ 92 trên danh sách Forbes Global 2000, rất cao so với nhiều công ty cùng ngành khác.

Merck và thuốc viên chữa Covid – 19 - Ảnh 1.

Kháng thể Keytruda – con gà đẻ trứng vàng của Merck (Ảnh: Merck)

Kể từ khi đại dịch Covid – 19 bắt đầu, Merck cũng nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, song chưa đưa sản phẩm ra thị trường. Lần lượt Moderna, Pfizer, AstraZeneca... cho ra mắt vaccine có khả năng làm giảm tác động của căn bệnh này tới sức khỏe của người sử dụng; tuy nhiên với nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà phương pháp này chưa thực sự hiệu quả. Một phần lý do này là vì giá vaccine còn tương đối cao với các nước chưa phát triển, một số người không tin tưởng và thực hiện tiêm chủng hay tác dụng phụ...

Thêm vào đó, các biến chủng mới liên tiếp xuất hiện, mà mới đây nhất là biến chủng Omicron tại Nam Phi khiến cho giải pháp vaccine thêm phần chậm chạp và giảm hiệu quả. Chính vào lúc này, Merck xuất hiện với một loại thuốc mang tên Molnupiravir với khả năng giảm tác động của virus khi mắc Covid – 19 với giá thành phù hợp cho hơn 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới.

Merck và thuốc viên chữa Covid – 19 - Ảnh 2.

Thuốc Molnupiravir được cho là giảm 50% tỷ lệ nhập viện và tử vong của người mắc Covid – 19 (Ảnh: Merck)

Loại thuốc uống của Merck ngay lập tức gây được tiếng vang trên thế giới. Thậm chí, Cơ quan quản lý dược phẩm của Anh đã phê duyệt để sử dụng Molnupiravir tại quốc gia này, trong bối cảnh số ca nhiễm tại châu Âu đang tăng trở lại. Loại thuốc này can thiệp vào sự nhân lên của virus Covid – 19 và được đánh giá là an toàn, giúp giảm thiểu tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những người bị Covid nhẹ và trung bình nhưng lại có bệnh nền, dễ dẫn đến nguy cơ bệnh phát triển nặng hơn. Tỷ lệ người nhập viện và tử vong được Merck đánh giá là sẽ giảm 50% nếu được sử dụng loại thuốc do họ phát triển. Đây được xem là bước đi đột phá của ngành y học thế giới, tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho việc điều trị Covid trong tương lai.

Mặc dù vậy, trong phân tích cuối cùng của mình, Merck cho biết tỷ lệ hiệu quả của Molnupiravir chỉ đạt 30%, tức giảm 20% so với ước tính trước đó của họ. Đây được xem là một điều tương đối thất vọng; tuy nhiên công ty cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và cải tiến độ hiệu quả của thuốc. Thêm vào đó, hiệu quả của thuốc vẫn là rất đáng ghi nhận, khi nó cung cấp thêm một giải pháp với chi phí thấp hơn cho những người mắc Covid – 19, nhất là ở những quốc gia với nền kinh tế chưa phát triển. Lợi ích mà Molnupiravir mang lại vẫn được rất nhiều người đánh giá cao, dù không được như mong đợi từ chính nhà phát triển thuốc là Merck.

Với việc toàn thế giới quyết tâm chống lại dịch Covid -19 vốn đã tàn phá nền kinh tế và gây ra cái chết cho hơn 5 triệu người, những giải pháp quyết liệt đã và đang được đưa ra. Sau những mũi vaccine, những viên thuốc tới từ Merck sẽ là liệu pháp tiếp theo nhằm chống lại căn bệnh này. Với mức giá hợp lý cùng sự tiện lợi, rõ ràng kỳ vọng là rất lớn đối với Molnupiravir. Và mặc dù chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng, song rất nhiều người tin rằng đây sẽ là giải pháp góp phần giúp cho những nước nghèo giảm tỷ lệ tử vong. Đây cũng là bước đệm cho các hãng dược khác nghiên cứu thuốc chữa Covid – 19, trong đó, sản phẩm của Pfizer đã bắt đầu được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ xem xét.

https://cafef.vn/chan-dung-merck-tap-doan-duoc-khong-lo-dung-sau-vien-thuoc-molnupiravir-chua-covid-19-20220203105242397.chn

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
11 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
50 phút trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
2 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
3 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
3 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.