Chân dung người đàn ông từng khiến Mỹ lao đao bằng cấm vận, thị trường dầu mỏ chao đảo và đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái

23/02/2021 19:08
"Ông ấy chính là nhân vật trung tâm tạo ra thị trường dầu mỏ thời hiện đại", Daniel Yergin, tác giả của cuốn "The Prize" viết về lịch sử ngành dầu mỏ nhận xét.

Sheikh Ahmed Zaki Yamani, cựu Bộ trưởng dầu mỏ có thời gian phục vụ lâu nhất của Saudi Arabia vừa qua đời ở tuổi 90. Ông chính là người đứng sau lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973 - sự kiện đã gây ra cả 1 cuộc suy thoái trên phạm vi toàn cầu – và cũng là người đã đưa quốc gia vùng Vịnh trở thành siêu cường trên thị trường dầu mỏ.

Theo thông báo của truyền hình nhà nước Saudi, ông Yamani qua đời tại London sau nhiều năm ốm yếu. Ông sẽ được chôn cất tại quê nhà Mecca.

Yamani bắt đầu làm Bộ trưởng dầu mỏ từ năm 1962 và giữ chức vụ này gần 25 năm. Khi đó không phải Saudi Arabia mà Mỹ mới là nước thống trị thị trường dầu mỏ trên cương vị là nước sản xuất nhiều nhất và cũng là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất. Uỷ ban đường sắt Texas quản lý giá dầu nội địa, trong khi các công ty của Mỹ và Anh chi phối thị trường với hoạt động khai thác hùng mạnh ở nước ngoài.

Khi Yamani tiếp quản bộ dầu mỏ, Saudi Arabia đang là 1 nhà sản xuất tầm trung ở khu vực giàu dầu mỏ Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó Saudi phát hiện ra rằng họ có trữ lượng lớn hơn nhiều so với các láng giềng và ngay lập tức tăng sản lượng. Trong khi ở khu vực đang nổi lên làn sóng quốc hữu hoá các mỏ dầu, Yamani dẫn đầu các cuộc đàm phán để giành lại quyền kiểm soát Saudi Arabia Oil, tập đoàn lúc đó đang là liên doanh giữa Chevron và công ty tiền thân của Exxon Mobil.

Khi các cuộc đàm phán kết thúc, sản lượng khai thác của Aramco đang là gần 10 triệu thùng dầu/ngày và biến Saudi Arabia trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Chìa khoá để Saudi Arabia thống trị thị trường là nhờ Yamani luôn cương quyết rằng quốc gia nên đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá dư thừa. Đó là 1 chiến lược rất đắt đỏ, nhưng giúp củng cố khả năng nhanh chóng điều chỉnh sản lượng của Riyadh, từ đó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng lên giá dầu thế giới.

"Ông ấy chính là nhân vật trung tâm tạo ra thị trường dầu mỏ thời hiện đại", Daniel Yergin, tác giả của cuốn "The Prize" viết về lịch sử ngành dầu mỏ nhận xét.

Sinh năm 1930 trong 1 gia đình có quyền lực ở Mecca. Bố ông chính là người đứng đầu toà án tôn giáo của thành phố này và Yamani thuộc thế hệ những nhà kỹ trị đầu tiên của Saudi được gửi ra nước ngoài. Ông có bằng luật ở Cairo và sau đó lấy bằng thạc sĩ ở ĐH New York.

Không lâu sau khi Yamani về nước, Quốc vương khi đó là Thái tử Faisal đã tín nhiệm ông và bổ nhiệm Yamani làm Bộ trưởng Dầu mỏ khi ông mới chỉ 32 tuổi. Là người đứng đầu nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất khu vực Trung Quốc, ông cũng trở thành nhà lãnh đạo chưa chính thức của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, góp phần đưa OPEC trở thành 1 thế lực kinh tế mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Năm 1973, các thành viên Arab của OPEC đã nhất trí áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Mỹ để phản đối việc Washington ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kuppur nổ ra cùng năm đó. Ngay lập tức giá dầu thô tăng gấp 4 lần và giá xăng ở Mỹ tăng vọt, dẫn đến những hàng dài người xếp hàng tại các cây xăng trên khắp nước Mỹ và kích hoạt cả 1 cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Yamani cũng là người đã phổ biến cụm từ "vũ khí dầu mỏ". Ở thời điểm căng thẳng lên đến đỉnh điểm, ông từng phát biểu với phóng viên AP: "Bạn nghĩ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản có thể sống sót với điều này (lệnh cấm vận) không? Toàn bộ nền kinh tế sẽ sụp đổ". Sau khi Israel và Ai Cập đạt được thoả thuận ngừng bắn, Arab mới chấm dứt cấm vận vào tháng 3/1974.

Không lâu sau đó Yamanai trải qua 2 sự kiện nghẹt thở. Năm 1975, ông đứng ngay cạnh Quốc vương Faisal khi nhà vua bị chính cháu trai bắn chết mà cho đến nay động cơ của vụ ám sát vẫn gây nhiều tranh cãi. Tại cuộc họp OPEC cuối năm 1975, ông là một trong những bộ trưởng dầu mỏ bị 1 kẻ khủng bố người Venezuela bắt làm con tin.

Sau khi củng cố sức mạnh của OPEC trên thị trường dầu mỏ thế giới, Yamani có nhiều năm "đứng giữa khán đài" khi chỉ cần 1 câu nói của ông cũng có thể khiến thị trường chao đảo. Các cuộc họp thường xuyên và cả khẩn cấp của OPEC ở Vienna và Geneva trở thành tâm điểm thu hút chú ý của báo chí tài chính và thường trở thành những cuộc tranh cãi căng thẳng về sản lượng tối đa phía sau những cánh cửa đóng kín.

Thậm chí tờ Wall Street Journal từng đưa tin Yamani (người thường đi quanh các thành phố nơi OPEC tổ chức họp bằng 1 chiếc Rolls-Royce chống đạn) đã tranh giành kịch liệt với bộ trưởng dầu mỏ Qatar để có được phòng tổng thống to hơn trên tầng 18 của khác sạn Intercontinental tại Geneva khi OPEC họp tại đó.

Đến giữa những năm 1980, Yamani lại một lần nữa "hô mưa gọi gió" trên thị trường dầu mỏ. Thời điểm đó các công ty của Anh và Na Uy đang tăng mạnh sản lượng khai thác ở biển Bắc và đe doạ vị thế của OPEC. Để đối phó, Yamani "làm ngập" thị trường với dầu thô của Saudi. Tuy nhiên các đối thủ phương Tây vẫn có thể thích nghi với mức giá thấp hơn trong khi nguồn thu từ dầu mỏ của Saudi sụt giảm mạnh. Điều mất khiến Yamani không còn được nhà vua tin tưởng.

Năm 1986, trong cuộc họp cuối cùng của Yamani tại OPEC, ông đã liên tiếp bị mất mất mặt trước các đại biểu khác khi hội đồng bộ trưởng Saudi phát đi 3 thông báo riêng biệt về chính sách dầu mỏ của nước này mà không hề tham khảo ý kiến của ông trước đó. Ngay sau khi trở về nước, ông bị sa thải.

Bị cấm đi lại một thời gian, ông quay lại ngành luật, làm việc cho một số công ty gia đình ở địa phương và cả một số tập đoàn đa quốc gia trong đó có Procter&Gamble. Ông cũng đầu tư vào một trong những niềm đam mê của mình: sưu tập đồng hồ. Năm 1987 ông trở thành cổ đông lớn của công ty đồng hồ Thuỵ Sĩ Vacheron Constantin trước khi bán số cổ phần này vài năm sau đó.

Năm 1990, ông lập ra Global Energy Studies, viện nghiên cứu dầu mỏ có trụ sở tại London được nhiều người trong ngành kính trọng. Hơn 2 thập kỷ sau đó, ông vẫn thường xuyên bình luận về các vấn đề trên thị trường dầu mỏ thế giới dù vài năm gần đây ông gần như không xuất hiện trước công chúng do sức khoẻ yếu.

Theo Wall Street Journal

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
5 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.