Chặn ‘khối u nợ xấu’ phát tán

25/12/2017 09:01
Tỉ lệ nợ xấu thực chất vẫn còn cao khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, khó giảm lãi suất. Như vậy thiệt thòi cuối cùng là người gửi tiền và người vay tiền.

“Việc xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do thị trường mua bán nợ chưa phát triển tại Việt Nam và do những rào cản về pháp lý khi xử lý tài sản bảo đảm” - TS Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng ban Kiểm soát Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cho biết như trên.

Chỉ mới “nhốt” được nợ xấu

TS Nguyễn Mạnh Hùng cho hay giai đoạn 2012-2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được hơn 611.000 tỉ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, mức độ xử lý nợ xấu vẫn chưa được như kỳ vọng, tỉ lệ nợ xấu thực chất vẫn còn cao khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, khó giảm lãi suất . Như vậy thiệt thòi cuối cùng là người gửi tiền và người vay tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp khó tiếp nhận vốn để mở rộng sản xuất.

Về việc xử lý nợ xấu đã mua của các ngân hàng tại VAMC, ông Hùng cho hay cũng đang gặp nhiều vướng mắc, việc bán và phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đạt hiệu quả thấp. Thực tế cho thấy hàng loạt tài sản bảo đảm là cao ốc, bất động sản… thu hồi xong nhưng bán không được. Mặt khác có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tổ chức tín dụng có nhu cầu bán nợ, trong khi bên mua nợ lại quá ít. Vì vậy, hiện tại VAMC được xem như là chỗ… nhốt nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

“Hơn nữa, khi chúng tôi tiến hành phát mại tài sản thế chấp có quá nhiều vướng mắc pháp lý và thực tế không dễ vượt qua được. Ví dụ thông thường để giải quyết một khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại từ khi khởi kiện ra tòa đến khi xử phạt mất trung bình 18-24 tháng, có những vụ 10 năm vẫn chưa xử xong. Khi xử xong rồi thì phía cơ quan thi hành án cũng kéo dài thời gian thêm 1-2 năm. Đó là chưa kể tâm lý của người mua cũng không yên tâm khi mua tài sản phát mại. Họ sợ khi mua tài sản này rồi không thể nào sử dụng được ngay theo ý muốn vì có sự chống đối hoặc ngăn cản từ chủ cũ, hoặc do thủ tục xác nhận quyền sở hữu đầy đủ kéo dài rất lâu” - ông Hùng nêu thực tế.

 Cao ốc Sài Gòn One Tower, quận 1, TP.HCM là một trong những dự án bị VAMC siết nợ năm 2017. Ảnh: HTD

Cao ốc Sài Gòn One Tower, quận 1, TP.HCM là một trong những dự án bị VAMC siết nợ năm 2017. Ảnh: HTD

Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính, nhận xét hiện nay việc thực thi Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội đang vấp phải hàng loạt vướng mắc vì khung pháp lý về mua bán nợ vẫn chưa hoàn chỉnh; cơ sở để định giá các khoản nợ chưa được xác định thống nhất; các hướng dẫn chi tiết để thực thi các phương thức mua bán nợ xấu theo nghị quyết vẫn chưa được ban hành.

566.000 tỉ đồng là tổng số nợ tiềm ẩn có thể thành nợ xấu, nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được của toàn hệ thống tính đến cuối tháng 9-2017. Con số này giảm so với mức 600.000 tỉ đồng tại thời điểm cuối năm 2016. Tỉ lệ nợ xấu hiện là 8,61%, giảm so với mức 10,08% tại thời điểm cuối năm trước.

“Thêm nữa, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh hoạt động mua bán nợ. Song những quy định rải rác trước đây tại các văn bản khác đối với từng chủ thể chưa thống nhất, chưa đồng bộ. Do đó, vấn đề về quyền lợi của nhà đầu tư sau giao dịch mua bán nợ vẫn chưa thể xử lý nhanh chóng và rõ ràng” - ông Lực nói.

Không chỉ vậy, theo TS Lực, hiện nay một số nhà đầu tư nước ngoài và trong nước muốn tham gia mua bán nợ tại VAMC cũng như tại một số tổ chức tín dụng. Đáng tiếc sự kém phát triển của các trung gian tài chính đã khiến các nhà đầu tư này khó khăn trong việc tiếp cận thị trường này.

Đừng để nợ xấu làm nghẽn mạch nền kinh tế

TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng khi bàn về nợ nên nhìn hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực, có thể nhìn nợ như là một “ân nhân”. Bởi doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh thì phải vay nợ. Người dân nếu không vay nợ thì khó có thể đầu tư mua sắm nhà cửa, xe cộ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Riêng đối với ngân hàng, nợ là khoản đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, dư nợ tăng thì lương nhân viên ngân hàng tăng.

Qua đó cho thấy việc tăng trưởng tín dụng là rất cần thiết cho sự tăng trưởng của kinh tế, mà cho vay thì tất nhiên sẽ phát sinh nợ xấu. Đây là vấn đề bình thường. Đừng vì nợ xấu mà lại sợ cho vay nợ.

Tuy nhiên, ông Ngân cảnh báo “cái gì ở mức vừa phải cũng tốt hơn là quá”. Khi để nợ xấu tăng quá cao, vượt tầm kiểm soát thì cần phải giải quyết nhanh để nó không gây tắc nghẽn và trở thành “ung nhọt” của nền kinh tế. “Chúng ta tăng trưởng dư nợ nhưng phải đảm bảo chất lượng, có sự kiểm soát chặt để nợ xấu không tăng quá cao. Thực tế hiện nay nợ xấu Việt Nam tương đối cao, do đó cần phải có giải pháp xử lý để khơi thông nguồn vốn” - TS Ngân nhấn mạnh.

Tán đồng quan điểm này, nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất Việt Nam cần phải phát triển thị trường mua bán nợ và đây sẽ là bước tiến mới trong quá trình phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. TS Cấn Văn Lực cho biết kinh nghiệm xử lý nợ xấu thành công tại nhiều nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… cho thấy các nước này khá thành công trong việc phát triển thị trường mua bán nợ với sự tham gia rộng rãi của các nhà đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó rất cần phải có khuôn khổ pháp lý đồng bộ và nhất quán để hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu được đảm bảo thông suốt.

“Ví dụ Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu hiện đang vướng Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản… liên quan đến việc thu giữ tài sản, liên quan đến quyền sử dụng đất. Cho nên sắp tới cần phải kiến nghị sửa đổi. Thị trường cũng cần phát triển các nhà môi giới mua bán nợ chuyên nghiệp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức, cá nhân khác” - TS Lực gợi ý.

Phải có kịch bản với khách hàng nhạy cảm

Trưởng ban kiểm soát VAMC Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng từng tổ chức tín dụng cũng phải có kịch bản xử lý nợ xấu đối với khách hàng thuộc nhóm “nhạy cảm”. Nhóm khách hàng nhạy cảm bao gồm cả khách hàng là sân sau của các ông chủ, lãnh đạo ngân hàng; các chủ sở hữu chéo ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

“Với nhóm khách hàng này, nếu để ung nhọt nợ xấu phát tán, nguy cơ dẫn đến đổ bể là rất lớn. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, phải đặc biệt lưu tâm” - ông Hùng nhấn mạnh.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.073.936.634 VNĐ / tấn

259.95 BRL / kg

1.03 %

+ 2.65

Thịt gà

CHICKEN

30.984.900 VNĐ / tấn

7.50 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng Việt Nam được hơn 140 quốc gia ưa chuộng vừa đón nhận tin vui nhất trong vòng 20 năm qua
1 ngày trước
8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội: Bánh trung thu đại hạ giá vẫn ế
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay sức mua không cao, hàng ế ẩm. Sau rằm, nhiều quầy bánh trung tại Hà Nội phải giảm giá mạnh tay để kích cầu, giảm tồn kho.
Hậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà nội trợ xót xa
1 ngày trước
Các loại rau xanh liên tục tăng giá trong nhiều ngày, mỗi khu chợ có nhiều giá khác nhau và đều cao ngất khiến nhiều bà nội trợ xót xa.
Bánh Trung hạ giá “sập sàn” vẫn ế ẩm
2 ngày trước
Tết Trung thu năm nay, nhiều gian hàng bánh Trung thu các loại vắng khách qua lại so với mọi năm. Dù được bày bán sớm và tung ra nhiều ưu đãi nhưng càng gần Tết Trung thu, số lượng bánh tồn kho khiến nhiều người kinh doanh buồn rầu.