Chặng đua gay gắt trong cuộc cách mạng tiếp theo của chuỗi cung ứng: Walmart là 'người tiên phong', Amazon nhìn xuyên thấu cả hệ thống nhưng Alibaba mới 'đáng gờm' nhất - từ lạc hậu, chậm chạp đang vươn lên dẫn đầu thế giới

29/07/2019 11:40
Những "gã khổng lồ" ngành bán lẻ ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và theo những đối thủ khác buộc phải đổi mới. Những gì họ cần nhất ở thời điểm hiện tại là chất lượng đi kèm với tốc độ.

Chuỗi cung ứng vượt trội của Walmart

Chặng đua gay gắt trong cuộc cách mạng tiếp theo của chuỗi cung ứng: Walmart là người tiên phong, Amazon nhìn xuyên thấu cả hệ thống nhưng Alibaba mới đáng gờm nhất - từ lạc hậu, chậm chạp đang vươn lên dẫn đầu thế giới - Ảnh 1.

Greg Smith đặc biệt ưa thích những quả dâu tươi ngon. Vị giám đốc điều hành chuỗi cung ứng của Walmart tại Mỹ đang trong quá trình cải tổ hệ thống phân phối bán lẻ và ông nghĩ rằng tốc độ là điều tối quan trọng. Ông suy nghĩ, dâu tây chỉ có "tuổi đời" là 12,2 ngày sau khi được thu hoạch và công ty không phải lúc nào cũng kịp vận chuyển đến các cửa hàng. Những thay đổi căn bản mà ông giới thiệu đôi khi có thể giảm 3-4 ngày trong quá trình chuyển tới cửa hàng.

Smith chia sẻ, trước đây, Walmart có cách tiếp cận "một hình thức phù hợp với tất cả" đối với chuỗi cung ứng nhưng giờ bây họ đang phải kiểm tra nhanh một số loại hàng hoá dễ hỏng và đắt hàng. Walmart khi ấy thường lưu giữ hàng tồn kho tại các nhà kho, nhưng bây giờ đó là loạt hàng hoá ưu tiên trong "dòng chảy" chuyển trực tiếp cho các nhà bán lẻ. Khi xe tải đến các cửa hàng, những sản phẩm tươi mới được đưa trực tiếp lên kệ thay vì bị dồn vào căn phòng phía sau.

Để đánh giá tiến độ, hãy đến với cửa hàng Walmart trên đường đến trụ sở chính của công ty ở Bentonville, Arkansas. Một robot được chế tạo bởi Bossa Nova - một start-up ở California, đi quanh các khu vực nhỏ và kiểm tra sản phẩm đã hết hàng trên từng kệ. Mặt sau của cửa hàng có một hệ thống bán tự động để dỡ hàng cho xe tải. Điều ngạc nhiên là, nhà kho thì trống trơn. Việc kiểm tra các khu chứa sản phẩm để đảm bảo rằng những quả dây tâu thực sự tươi ngon.

Câu chuyện về tốc độ vận chuyển dâu tây thể hiện cho quá trình thay đổi rộng lớn hơn. Một nhân viên lâu năm trong ngành nhớ lại: "Hoạt động bán lẻ trước khi có sự xuất hiện của Walmart khá chậm chạp, mất thời gian và kém hiệu quả." Công ty này đã thực hiện cuộc cách mạng hoá chuỗi logistics trước đây và tuyên bố với những thương hiệu lớn nhất thế giới rằng họ sẽ quản lý dòng chảy sản phẩm của mình qua chuỗi cung ứng vượt trội. Hiện tại, Walmart muốn thực hiện lại chiến lược trên trong kỷ nguyên số hoá đang phát triển hơn. Smith cho biết Walmart đang thay thế tất cả hệ thống chuỗi cung ứng của họ, cả về vật lý lẫn kỹ thuật số, để chuyển từ quá trình xử lý hàng loạt sang bổ sung liên tục.

Ở phần thượng lưu, công ty đang đầu tư vào những công nghệ mà ông hy vọng sẽ cho phép họ theo dõi các đơn vị giữ cổ phiếu riêng lẻ (SKUS) thông qua chuỗi cung ứng. Các nhà kho của Walmart đang giới thiệu về hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động, cùng xe tự lái. Tháng 7, công ty sẽ khai trương một cơ sở tự động ở California, nơi xử lý khối lượng hàng hoá gấp 3 lần so với các cơ sở thông thường.

Walmart đang cũng đang xúc tiến đầu tư ở "hạ nguồn". Họ đang hợp tác với Alert Innovation - một start-up về vận hành tự động, để phát triển một robot có thể đáp ứng các đơn đặt hàng tạp hoá nhanh hơn và gửi đi từ các cửa hàng bán lẻ của họ. Họ đang tập hợp nhiều đơn giao hàng đến chặng cuối cùng (last-mile delivery) qua một dịch vụ có tên Spark Delivery.

Tất cả những nỗ lực này đang tạo nên thành quả. Năng suất tại các trung tâm phân phối của Walmart, tính bằng mỗi trường hợp cụ thể trong mỗi giờ, tăng 13% trong 18 tháng qua. Hàng tỷ USD chi phí đã được giảm bớt trong hoạt động tại nhà kho. Trong quý gần đây nhất, doanh số bán hàng tại các cửa hàng ở Mỹ đã tăng 3,4% so với năm trước và doanh số thương mại điện tử tăng 37%.

Vào ngày 1/5, Walmart đã thực hiện một chính sách mới, theo đó các nhà cung ứng phải đáp ứng những mục tiêu nghiêm khắc hơn về giao hàng "Đầy đủ, Đúng hạn" (On Time, In Full) hoặc sẽ chịu mức phạt nặng. Ngày 7/6, họ cho ra mắt một dịch vụ mới cho phép khách hàng đặt hàng tạp hoá online và được giao trực tiếp đến tủ lạnh của mỗi gia đình.

Tại sao công ty được xếp hạng đầu tiên về yếu tố doanh thu trong danh sách Fortune 500 này lại có yêu cầu cao về tốc độ đến vậy? Một giám đốc điều hành của Walmart giải thích: Một đối thủ cạnh tranh đang thúc đẩy tất cả chúng tôi phải có suy nghĩ khác, và chúng tôi cũng nên như vậy."

Đối thủ 'đáng gờm': Amazon

Chặng đua gay gắt trong cuộc cách mạng tiếp theo của chuỗi cung ứng: Walmart là người tiên phong, Amazon nhìn xuyên thấu cả hệ thống nhưng Alibaba mới đáng gờm nhất - từ lạc hậu, chậm chạp đang vươn lên dẫn đầu thế giới - Ảnh 2.

Việc Amazon giới thiệu một ý tưởng về "chi phí thấp, hàng luôn có sẵn" đang thúc đẩy mạnh mẽ những chiến lược đổi mới. "Chiến tuyến" mới là dịch vụ giao hàng vào ngày hôm sau. Hơn một nửa số khách hàng của Amazon tại Mỹ, khoảng 100 triệu người, đều là các thành viên Prime - phải trả phí hàng năm để hưởng dịch vụ giao hàng miễn phí trong 2 ngày. Họ chi khoảng 1.400 USD/năm cho Prime, cao hơn gấp đôi chi phí mà những người không sử dụng Prime phải trả.

Công ty điều hành hàng chục trung tâm hoàn thiện đơn hàng (fulfilment centre) ở Mỹ và đã được tự động hoá. Với sự trợ giúp của các thuật toán machine-learning, robot làm việc song song với con người để chọn và đóng gói sản phẩm một cách nhanh chóng. Theo một ước tính, Amazon có thể vận chuyển 1 bưu kiện chỉ trong vài giờ sau khi đơn hàng online được xác nhận, dù đang hoạt động với số lượng hàng trong kho ít gấp 3 lần so với các nhà bán lẻ thông thường.

Bằng cách sử dụng những mô hình dự đoán, công ty này tìm ra các đơn đặt hàng có thể đến từ những đâu. Sau đó, họ sử dụng những kiến thức sâu rộng đã có về người dùng để quản lý năng lực, đặt sản phẩm ở gần đó và xác định tuyến đường giao hàng. Mô hình kinh doanh tích hợp mang đến cho Amazon lợi thế về dữ liệu cực kỳ lớn so với các đối thủ, cho phép họ "có khả năng nhìn thấu toàn bộ chuỗi cung ứng và đưa ra quyết định hiệu quả hơn", Udit Madan - nhân sự lâu năm về giao hàng chặng cuối cùng (last-mile-delivery) của Amazon, cho hay.

Giờ đây, cuộc đua đang trở nên nóng hơn. Hồi tháng 4, Amazon đã công bố kế hoạch chi 800 triệu USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng trong quý II, nhằm tăng tốc độ giao hàng miễn phí trên khắp thế giới, từ 2 ngày xuống còn 1 ngày. Tháng 5, Walmart đáp trả. Họ ra mắt dịch vụ giao hàng trong 1 ngày cho hơn 200.000 mặt hàng trên cửa hàng online, đối với những đơn hàng trên 35 USD. Walmart kỳ vọng rằng dịch vụ này - không yêu cầu trả phí thành viên, sẽ có mặt ở gần như khắp nước Mỹ vào cuối năm nay. Nhà bán lẻ này sẽ chi hơn 200 triệu USD cho cơ sở hạ tầng.

Alibaba - bước nhảy vọt ấn tượng của Trung Quốc, vươn lên dẫn đầu thế giới

Chặng đua gay gắt trong cuộc cách mạng tiếp theo của chuỗi cung ứng: Walmart là người tiên phong, Amazon nhìn xuyên thấu cả hệ thống nhưng Alibaba mới đáng gờm nhất - từ lạc hậu, chậm chạp đang vươn lên dẫn đầu thế giới - Ảnh 3.

Những "gã khổng lồ" đến từ các nước giàu đang tìm đến các quốc gia đang phát triển để lấy cảm hứng. Trung Quốc thì đang có bước nhảy vọt từ dịch vụ logisctics yếu kém trở thành chuỗi cung ứng hiện đại và trơn tru, cũng như những gì đã diễn ra trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán trên điện thoại di động - từ sự lạc hậu vươn lên dẫn đầu thế giới.

Ở Hàng Châu, những chú robot bước ra ngoài khi trời tối. 700 robot trong số đó đang di chuyển quanh tầng trên của một trung tâm phân phối lớn do China Post điều hành. Những "công nhân" màu vàng này được tạo ra bởi Libiao - một start-up địa phương. Chúng làm việc xuyên đêm, phân loại các gói hàng để vận chuyện đi khắp Trung Quốc. Nhân viên kho kiểm tra các gói hàng và đặt lên các thiết bị, còn robot tự thả đồ vào băng chuyền để đi tới các thành phố. Trên sàn bên dưới khu sắp xếp vận chuyển sản phẩm, các gói hàng được chuyển từ những băng chuyền đến những chiếc xe tải đang chờ sẵn.

Amazon dẫn đầu trong việc sử dụng robot được AI hỗ trợ trong lĩnh vực logistics, nhưng các doanh nhân Trung Quốc có được lợi thế về tốc độ, họ mang đến những phát minh tiên tiến, ví dụ như phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Họ còn rất giỏi trong "kỹ nghệ" tiết kiệm, nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí được ra mắt nhanh chóng hơn những chiến lược đắt đỏ mà phương Tây vốn ưa chuộng.

Xia Huiling, đồng sáng lập Libiao, đã không sử dụng những hệ thống điều hướng và AI phức tạp cho robot nhằm giữ mức giá hợp lý. Robot không biết nói mà bà phát minh chỉ đơn thuần tuân theo quỹ đạo tính toán tập trung. Thông qua Tompkins - một công ty chuỗi cung ứng của Mỹ mà họ hợp tác, Libiao cũng đang thử nghiệm một mô hình kinh doanh sáng tạo. Các nhà bán lẻ đang phải đối mặt với nhu cầu tăng đột biến theo mùa giờ đây có thể thuê thêm một số robot khi cần thiết.

Libiao là một trong những start-up đầy triển vọng, một trong những cổ đông lớn của họ là GLP - công ty đầu tư logistics của Singapore. Victor Mok, đồng chủ tịch của GLP Trung Quốc, đang giới thiệu về những khu logistics với các cánh cổng và hệ thống loading dock (bến chất hàng) thông minh để vận hành các xe tải chở đồ dời đi nhanh chóng, cũng như tự động hoá bên trong các nhà kho. Qua khoản đầu tư vào Inceptio - một start-up địa phương, họ cũng đang phát triển những xe tải tự lái.

Cách đó không xa là trụ sở của Alibaba - công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch. Trong khuôn viên đầy lá của Alibaba là một cửa hàng của Hema Xiansheng - một chuỗi cửa hàng mà họ nắm cổ phần. Ở Hema, mọi thứ trông giống như một siêu thị thông thường, dù có cả tôm hùm Maine nổi tiếng. Nhìn kỹ hơn, nhiều khách hàng dường như đang dời đi mà không dùng tiền mặt, thẻ hay thậm chí là thanh toán di động. Khi đó, túi đựng hàng hoá được vận chuyển nhanh chóng trên một hệ thống băng tải trên cao.

Hema đã đầu tư vào những công nghệ cần thiết để kết hợp trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến. Các khách hàng tại cửa hàng thanh toán bằng phương pháp nhận diện khuôn mặt. Những gói hàng ở trên cao được đưa đến khu vực của nhóm vận chuyển đang chờ sẵn - những người sẽ giao hàng miễn phí trong bán kính 3km chỉ với khoảng 30 phút.

Cainiao, nền tảng logistics của Alibaba, đang đầu tư 100 tỷ NDT (14,5 tỷ USD) để nâng cấp hệ thống logistics, đảm bảo cho dịch vụ giao hàng vào ngày hôm sau tại Trung Quốc và 3 ngày trên toàn thế giới. Ben Wang đến từ Cainiao cho hay: "Hệ thống nhà kho của chúng tôi được sử dụng nhiều nhất thế giới." Năm ngoái, vào sự kiện Singles Day, công ty đã bán được 30 tỷ USD giá trị hàng hoá. Khách hàng đeo kính VR có thể mua đồ chỉ với một cái lắc đầu. Cainiao giao 100 triệu bưu kiện đầu tiên (trong số 1 tỷ đơn) trong vòng 2,6 ngày, năm trước đó là 2,8 ngày.

Amazon đang cân nhắc về máy bay không người lái và robot tự hành cho hành trình cuối cùng của quá trình vận chuyển - nơi được coi là "điểm nghẹt thở" cho dịch vụ giao hàng nhanh. Tháng 6, Amazon đã ra mắt máy bay không người lái Prime Air và sẽ thực hiện nhiệm vụ giao hàng trong những tháng sắp tới. Nói về 5 năm tới, Madan cho biết ông dự đoán rằng việc lựa chọn sản phẩm sẽ phát triển và dịch vụ giao hàng sẽ còn tốc độ hơn nữa, "chỉ trong 30 phút" hoặc có thể chỉ là 15 phút. Làm thế nào để phần còn lại của ngành công nghiệp có thể bắt kịp với các "siêu sao" như Amazon và Alibaba? Hy vọng duy nhất cho họ là phát triển chuỗi cung ứng trở nên thông minh hơn.

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
3 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
2 giờ trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
35 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
35 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
20 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
21 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.