Chẳng kể tới sơn hào, hải vị, các tỷ phú ở Thượng Hải đang quay quắt thèm ăn rau khi có tiền cũng không thể mua thực phẩm

14/04/2022 16:20
Với tình trạng khan hiếm đang diễn ra phổ biến, thì việc trao đổi hàng hóa đã trở thành một cách thức quan trọng với nhiều người dân Thượng Hải.

Khi Thượng Hải vẫn đang phong tỏa, nhiều người trong số 25 triệu dân nhận thấy rằng việc mua sắm thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày trở thành một vấn đề khó khăn mà tiền bạc không thể giải quyết được. Để khắc phục những khó khăn đó, họ phải trao đổi với hàng xóm từ kem sang rau, hay rượu đổi lấy bánh.

Nhiều cửa hàng ở Thượng Hải không có đủ hàng hóa để cung cấp cho người dân, khi hệ thống logistics vào thành phố này bị tắc nghẽn. Hơn nữa, nguyên nhân cũng đến từ việc số người giao hàng quá ít, không thể đáp ứng được nhu cầu của quá nhiều người đang không được ra khỏi nhà. Những yêu cầu hạn chế gắt gao ở Thượng Hải nhằm mục đích chống dịch hiện đã được thực hiện ở tuần thứ 3.

Với tình trạng khan hiếm đang diễn ra phổ biến, thì việc trao đổi hàng hóa đã trở thành một cách thức quan trọng với nhiều người dân địa phương. Kevin Lin – một thợ cắt tóc 26 tuổi, đã chuyển sang trao đổi đồ với những người hàng xóm, sau khi anh và bạn cùng phòng hết sạch thức ăn.

Lin đăng tải trong một nhóm trò chuyện cửa cư dân khu anh sống trên WeChat: "Tôi đã mua rất nhiều khăn giây trước thời điểm phong tỏa. Tôi muốn đổi vài bịch giấy ăn để lấy đồ ăn". Chỉ trong vòng 5 phút, 3 người hàng xóm của Lin đã phản hồi và nói rằng họ có 3 loại mì khác nhau, từ bò kho cho đến mì cay Tứ Xuyên.

Những cuộc trao đổi như vậy gần như đều được thực hiện trên mạng xã hội, chủ yếu là WeChat. Sau khi đồng ý với thỏa thuận, một người sẽ đặt mặt hàng mà họ đã thống nhất với nhau trước cửa nhà người kia.

Những loại thực phẩm được "săn lùng" nhiều trong thời gian phong tỏa là trái cây tươi và rau củ. Những loại hàng hóa này lại rất khó mua từ các cửa hàng tạp hóa online do nguồn cung không ổn định và nhu cầu tăng cao. Các mặt hàng khác có nhu cầu cao đó là tã giấy và sữa bột trẻ em.

Amanda Wu – một giám đốc đầu tư tại Thượng Hải, có con nhỏ 12 tháng tuổi. Chị gần đây đã trao đổi 3 hộp sữa bột trẻ em đã mua trước khi phong tỏa cho một người hàng xóm để lấy rau và sữa chua.

Wu chia sẻ: "Cô ấy hỏi là liệu chúng tôi có cần rau và sữa chua không, vì cô ấy vừa nhận được một số đồ cần thiết nhờ một giao dịch trao đổi số lượng lớn và đặt được hàng trên hệ thống online. Tôi rất vui mừng với điều đó, vì 2 ngày qua không mua được bất kỳ loại thực phẩm tươi sống nào."

Song, một thứ mà mọi người sẽ hiếm khi chấp nhận khi đổi lấy đồ dùng thiết yếu đó là tiền mặt. Nhiều người cho biết họ thà đưa hàng miễn phí cho ai đó hơn là lấy tiền. Tiền mặt dường như không hữu ích lắm trong hoàn cảnh hiện tại của họ.

Chẳng kể tới sơn hào, hải vị, các tỷ phú ở Thượng Hải đang quay quắt thèm ăn rau khi có tiền cũng không thể mua thực phẩm - Ảnh 1.

Stefanie Ge trao đổi đồ với hàng xóm.

Stefanie Ge – chủ một công ty sáng tạo nội dung nhỏ ở Thượng Hải, cho biết: "Theo một cách nào đó, tiền mặt đã giảm giá trị." Cô cũng nói mình đang kinh doanh mọi thứ, từ giăm bông, bia cho đến trái cây và đồ tráng miệng.

Sharon Cai – một kế toán đang sống tại quận Pudong, cũng có suy nghĩ như vậy. Chị nói rằng, việc trao đổi với những người khác trong cùng tòa đã giúp chị có ý thức về cộng động. Chị đã tự làm bánh mì để bán, sau đó đổi lấy cà rốt và tỏi.

Cai chia sẻ: "Covid đã mang đến cho chúng tôi nhiều trả nghiệm ‘khó đỡ’, nhưng ít nhất có một điều khiến tôi hạnh phúc. Việc trao đổi này giúp tôi cảm nhận được tình làng nghĩa xóm."

Tham khảo Bloomberg

https://cafef.vn/dan-thuong-hai-truoc-canh-tien-khong-mua-duoc-moi-thu-vi-3-tuan-phong-toa-giau-den-may-cung-chang-co-rau-cu-de-an-20220414152952485.chn

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.