Cháo lòng, bánh ướt vị quê... ship hàng nóng đúng bữaicon

Nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân vẫn có trong mùa dịch, do vậy nhiều quán ẩm thực tại gia và bán hàng online đã mọc lên, phục vụ các thực khách.

Nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân vẫn có trong mùa dịch, do vậy nhiều quán ẩm thực tại gia và bán hàng online đã mọc lên, phục vụ các thực khách.

 

Bánh ướt, cháo lòng - "thèm" là có

“Bánh ướt 25.000 đồng/phần, ship từ 2 phần, phí ship 5.000-10.000 đồng tại khu vực quận Phú Nhuận”.

“Thứ hai, ngày 2/8. Nhắn tin chốt đơn sáng thứ tư (4/8) bên em sẽ giao hàng cho quý khách. Hôm nay nhà em có 3 món: hủ tiếu xương (giò heo): 35.000 đồng/tô; bánh canh xương (giò heo): 35.000 đồng/tô; nui xương (giò heo): 35.000 đồng/tô,... Khung giờ giao hàng từ 6h đến 7h”.

Đây chỉ là hai trong số hàng vạn thông tin rao vặt được đăng tải trong thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội tại TP.HCM. Giãn cách theo Chỉ thị 16 không đồng nghĩa với nhu cầu về thưởng thức ẩm thực của người dân giảm đi, trái lại, thời gian rỗi ở nhà khiến nhiều người có xu hướng “thèm” các món ăn vặt nhiều hơn. Hiểu được tâm lý này, nhiều quán ăn ẩm thực tại nhà và bán online đã nhanh chóng xuất hiện để kịp thời phục vụ thực khách.

Cháo lòng, bánh ướt vị quê... ship hàng nóng đúng bữa
Bán bún bò online

Quốc Đô (quận Phú Nhuận) cho biết, việc bán cháo lòng tại nhà những ngày này diễn ra thuận lợi. Khách gọi điện thoại đặt hàng trước một ngày, sau đó chủ quán dựa trên số lượng đơn hàng đã chốt mới tính toán khối lượng nguyên liệu cần mua để nấu ra lượng thành phẩm (tô cháo) tương ứng của ngày hôm sau.

“Tôi giao cháo từ 7-9h sáng hàng ngày cho khách. Giá 30.000 đồng/tô và chủ yếu ship trên địa bàn quận. Vì nấu nguyên liệu trong ngày nên đảm bảo tô cháo nóng hổi, ngon đến với khách hàng”, Đô nói.

Chị Hồ Xuân (quận Tân Phú) lại đắt khách với món pate heo tự làm, ngày nào bán hết ngày đó với mức giá 80.000 đồng/hộp pate/500 gram.

Theo chị Xuân, để có pate ngon cho khách và bảo quản được lâu, chị sẽ chốt đơn hàng để đặt thịt nguyên liệu về trước 13h hàng ngày, đến 16h thành phẩm ra lò là có thể vận chuyển hàng đến tận nơi. 

“Tủ đá thì trữ được 20 ngày. Tủ mát thì trữ được tầm 10 ngày. Khách đặt pate khen quá trời. Lượng khách sỉ quen đặt nhiều và ổn định trong khi khách mua lẻ của nhà tôi thì rải rác”, chị Xuân chia sẻ. 

Cháo lòng, bánh ướt vị quê... ship hàng nóng đúng bữa
Chả lụa nhà làm trước khi giao hàng 

Một người chuyên bán trứng lộn tại khu vực quận Bình Thạnh thông tin, mỗi ngày có thể bán từ 180-200 quả trứng phục vụ nhu cầu ăn tại nhà của người dân. Người bán hàng này nhà cho biết, điều quan trọng là mức giá hợp lý và món ăn giữ được độ ngon như thưởng thức tại quán khi đến tay khách hàng.

Thời điểm hiện tại, việc mua thực phẩm nguyên liệu gặp một số khó khăn nhất định thì không phải ai cũng có thể kinh doanh thành công đồ ăn tự làm.

Bên cạnh đó, do sợ khách hàng chờ đợi lâu và tránh rủi ro nên nhiều chủ quán chỉ chấp nhận đơn hàng tại cùng địa bàn quận - huyện, không muốn làm khó đội ngũ shipper khi phải giao hàng xa, liên quận. Chưa kể tình huống, khách đặt hàng có thể đang ở trong những khu vực phong tỏa, bị kiểm soát chặt ra vào.

Sống đơn giản cho đời thanh thản

Nguyễn Hương (quận Phú Nhuận) lý giải, lúc rảnh rỗi khi làm việc ở nhà, nhiều phụ nữ thường tự tay làm các món ăn yêu thích. Tuy nhiên, do việc đi chợ mua nguyên liệu gặp khó khăn, phiếu đi chợ chia theo ngày trong thời gian áp dụng giãn cách xã hội nên họ có xu hướng tìm kiếm các món ăn trên mạng để đặt cho thuận tiện.

“Các quán ăn tại TP.HCM đều đã đóng cửa trong một thời gian dài do đó nhiều người có cảm giác thèm đồ ăn vặt cũng như nhớ hương vị các món ăn đường phố”, Hương nói.

Cháo lòng, bánh ướt vị quê... ship hàng nóng đúng bữa
Cháo lòng, bánh ướt vị quê... ship hàng nóng đúng bữa
Các món ăn Kỳ Hoa (TP. Thủ Đức) tự làm trong thời gian giãn cách

Dẫu vậy, Hương cũng không quá cầu kỳ về chuyện ăn uống trong giai đoạn này. Với tâm lý ngại tiếp xúc người lạ nên cô sẽ cân nhắc kỹ trước khi đặt các món ăn yêu thích.

Đồng quan điểm, Kỳ Hoa (TP. Thủ Đức) vốn là một tín đồ ăn vặt, song, nhân viên văn phòng này cho rằng, khi thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 siết chặt, nên để lực lượng shipper tập trung công việc vận chuyển hàng hóa, thực phẩm thiết yếu phục vụ người dân, nếu không có thể sẽ dẫn đến tình trạng quá tải.

Để hạn chế “cơn thèm” đồ ăn vặt, Hoa tìm cách chế biến những món ăn mình thích dựa trên nguyên liệu có sẵn trong nhà. Ví dụ: bánh rán làm từ bột và đậu xanh; khoai chiên, chè khoai làm từ khoai; bánh bông lan làm bằng nồi cơm điện từ nguyên liệu trứng và bột...

Theo Hoa, lúc này tư duy sẽ quay về chuyện ăn no chứ không phải ăn ngon. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải thích nghi để sinh hoạt được tiện lợi nhất trong mùa dịch.

“Nếu ai giờ cũng loay hoay với chuyện ăn uống chắc dễ bị stress lắm. Tôi thấy nên đơn giản hóa mọi thứ, sống đơn giản cho đời thanh thản”, Hoa tâm sự.

Cung ứng hàng tại chỗ cho người dân TP.HCM

Theo đó, VinCommerce đề nghị mỗi phường/xã/cụm/tổ dân phố trên địa bàn TP.HCM sắp xếp 1 đơn vị hỗ trợ, cung cấp đầu mối cán bộ phụ trách cho người dân trên địa bàn. Khách hàng sẽ đặt hàng thông qua các kênh mua sắm của VinCommerce, thanh toán và chuyển đơn đặt hàng đến cán bộ phụ trách trên địa bàn. 

Cán bộ phụ trách địa bàn này sẽ tổng hợp đơn đặt hàng của người dân tới hệ thống phân phối gần nhất của VinCommerce để xử lý đơn hàng. Tiếp đó là nhận hàng, thanh toán và hỗ trợ chuyển phát đến cho khách hàng.

Việc làm này để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong khi các kênh mua sắm trực tuyến đều quá tải và nhân viên không được vận chuyển hàng hóa liên quận. Đơn vị này đã cung cấp danh sách 18 siêu thị và 424 cửa hàng thuộc hệ thống tới Sở Công Thương TP.

Trong ngày 1/8, hệ thống GS 25 cũng đã được Sở Công Thương chấp thuận việc tham gia cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân. GS 25 chuyển đổi 87 cửa hàng từ bán hàng tiện ích sang bổ sung bán thực phẩm tươi sống, chia sẻ áp lực cho kênh phân phối hiện đại hiện nay.

Trước đó, các chuỗi cửa hàng như Con Cưng, Guardian, Hệ thống Bưu cụccũng đã tham gia bán rau củ, giảm tải áp lực cho các siêu thị.  

Hiện TP.HCM có gần 100 siêu thị và khoảng 2.800 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động.

Quảng Định

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.073.936.634 VNĐ / tấn

259.95 BRL / kg

1.03 %

+ 2.65

Thịt gà

CHICKEN

30.984.900 VNĐ / tấn

7.50 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng Việt Nam được hơn 140 quốc gia ưa chuộng vừa đón nhận tin vui nhất trong vòng 20 năm qua
1 ngày trước
8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội: Bánh trung thu đại hạ giá vẫn ế
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay sức mua không cao, hàng ế ẩm. Sau rằm, nhiều quầy bánh trung tại Hà Nội phải giảm giá mạnh tay để kích cầu, giảm tồn kho.
Hậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà nội trợ xót xa
1 ngày trước
Các loại rau xanh liên tục tăng giá trong nhiều ngày, mỗi khu chợ có nhiều giá khác nhau và đều cao ngất khiến nhiều bà nội trợ xót xa.
Bánh Trung hạ giá “sập sàn” vẫn ế ẩm
2 ngày trước
Tết Trung thu năm nay, nhiều gian hàng bánh Trung thu các loại vắng khách qua lại so với mọi năm. Dù được bày bán sớm và tung ra nhiều ưu đãi nhưng càng gần Tết Trung thu, số lượng bánh tồn kho khiến nhiều người kinh doanh buồn rầu.