Trước hết là về lý do di cư ra nước ngoài của người dân trên toàn thế giới. Báo cáo cho biết, mục tiêu lớn nhất là tìm việc làm và đoàn tụ với người thân, mỗi lý do chiếm 12% tổng số.
Đứng thứ hai là vì thuyên chuyển công tác và tìm kiếm chất lượng sống tốt hơn, 10% cho mỗi lý do trên. Trong số những người di cư ra nước ngoài, có 32% trong số họ dự định sẽ định cư cả đời, 19% sẽ ở lâu hơn 5 năm, và có 16% thì không xác định được mình sẽ di cư trong bao lâu.
Tỷ lệ nam nữ di cư là tương đối cân bằng nhưng vẫn nhỉnh hơn đôi chút ở nữ giới. Có đến 86% phụ nữ di cư để sống với chồng nếu chồng phải đi công tác dài hạn, trong khi chỉ có 14% đàn ông lựa chọn theo vợ. Tương tự, 58% phụ nữ di cư để về nhà chồng, 42% đàn ông di cư để về nhà vợ. Người độc thân di cư ít hơn so với người đang ở trong một mối quan hệ nào đó.
Sau đây là thứ hạng của Việt Nam trong các hạng mục đánh giá của báo cáo.
1. Chỉ số tổng hợp về mức độ đáng sống đối với người nước ngoài: Việt Nam xếp hạng thứ 14 trên thế giới. Xét trong khối ASEAN, Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapore. Malaysia đứng thứ 17 và Thái đứng thứ 18.
2. Chỉ số chất lượng cuộc sống tổng hợp: 51.
3. Lựa chọn giải trí: 40
4. Mức độ hạnh phúc cá nhân: 6 – Việt Nam luôn nằm trong top 10 về mức độ hạnh phúc của người dân trong nhiều năm gần đây, dù chất lượng cuộc sống vẫn còn ở mức thấp.
5. Giao thông: 46
6. Sức khỏe: 63
7. An ninh công cộng: 32
8. Viễn thông: Việt Nam chỉ xếp thứ 55 vì chỉ số dựa vào mức độ cung cấp mạng công cộng của chính phủ, thanh toán không tiền mặt của Việt Nam tương đối thấp.
9. Chỉ số mức độ dễ ổn định cuộc sống tổng hợp: 31
10. Mức độ thoải mái (như ở nhà): 28
11. Mức độ thân thiện: 6 – Việt Nam cũng xếp thứ hạng cao về sự thân thiện của người dân.
12. Mức độ dễ tìm bạn: 12
13. Mức độ dễ học của ngôn ngữ: 60
14. Dễ tìm việc: 1 - Việt Nam đứng đầu hạng mục này.
15. Chỉ số chất lượng công việc tổng hợp: 7
16. Triển vọng công việc: 2 – trong tổng số những người nước lưu trú tại Việt Nam có 1/3 sẽ làm giảng viên, hoạt động trong lĩnh vực học thuật hoặc nghiên cứu. 22% trong số họ tìm được việc làm trước rồi mới sang Việt Nam, 13% nói rằng họ muốn khám phá và chinh phục bản thân. Đàn ông nước ngoài lưu trú ở Việt Nam nhiều hơn so với phụ nữ ngoại quốc, chiếm tỷ lệ 63%
17. Cân bằng giữa lao động và giải trí: 5
18. Bảo hiểm việc làm: 28
19. Chỉ số tài chính cá nhân tổng hợp (mức độ rẻ của việc sống tại đó): 2 – Nhiều khảo sát khác cũng cho thấy sống ở Việt Nam rất rẻ.
20. Chi phí sinh hoạt: 3 - "Lương của tôi ở Việt Nam cũng tương đương với ở nhà thôi, nhưng sống ở đây rất rẻ." – 93% người tham gia khảo sát tự tin thu nhập của họ đủ sống ở Việt Nam, 91% thừa nhận rằng họ thích chi phí sinh hoạt giá rẻ ở Việt Nam, và 52% thậm chí tỏ ra rất hài lòng.