Châu Âu ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức chưa từng thấy, với 40 triệu người phải nghỉ việc khi đại dịch bùng phát

05/05/2020 13:53
Theo số liệu từ các nền kinh tế lớn nhất khu vực, hơn 40 triệu người lao động đã phải nghỉ việc trong thời gian phong toả, số này đều được nhận một phần tiền lương nhờ nhà nước chi trả.

Chính phủ các nước châu Âu đã phải chi khoản tiền lớn để hỗ trợ người lao động trong thời gian áp dụng các lệnh hạn chế, nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Tuy nhiên, gánh nặng về mặt tài chính dường như lại là một điều gì đó xứng đáng.

Theo số liệu từ các nền kinh tế lớn nhất khu vực, hơn 40 triệu người lao động đã phải nghỉ việc trong thời gian phong toả, số này đều được nhận một phần tiền lương nhờ nhà nước chi trả. Nếu không có hỗ trợ của chính phủ, nhiều người có thể đã mất việc và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức chưa từng chứng kiến.

Châu Âu ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức chưa từng thấy, với 40 triệu người phải nghỉ việc khi đại dịch bùng phát - Ảnh 1.

Bloomberg Economics ước tính, nếu toàn bộ người lao động có nguy cơ thất nghiệp, thì tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha – 4 nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, có thể tăng vọt lên mức 42% trong thời gian áp dụng lệnh phong toả. Đây sẽ là cú sốc lớn đối với nền kinh tế khu vực đồng euro – nơi thị trường lao động mới chỉ hồi phục chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công trong khu vực.

Châu Âu ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức chưa từng thấy, với 40 triệu người phải nghỉ việc khi đại dịch bùng phát - Ảnh 2.

Nhằm ngăn chặn diễn biến tồi tệ đó lặp lại, chính phủ các nước châu Âu đã đưa ra những biện pháp hỗ trợ. Theo ước tính, mức chi tiêu cho chương trình trợ cấp người lao động sẽ lên tới khoảng 100 tỷ euro (110 tỷ USD) từ tháng 3 đến tháng 5 tại các nền kinh tế lớn nhất.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lại tồi tệ hơn nhiều. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ nhất vẫn là một trong những chỉ báo được theo dõi sát sao nhất trên thế giới. Số người mất việc trong tháng 4 được dự báo sẽ đạt mức 21 triệu, cao gấp 26 lần so với con số tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính. 

Dẫu vậy, thị trường lao động châu Âu cũng không có dấu hiệu khả quan hơn. Tại Đức, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức kỷ lục 373.000 vào tháng trước.

Châu Âu ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức chưa từng thấy, với 40 triệu người phải nghỉ việc khi đại dịch bùng phát - Ảnh 3.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Đức tăng vọt trong tháng 4.

Hồi tháng 3, McKinsey ước tính rằng ngay cả với một kịch bản lạc quan hơn, thì tỷ lệ thất nghiệp tại 27 nước châu Âu sẽ tăng lên 7,6% từ mức 6,5% trong tháng 2 – trước khi lệnh hạn chế được áp dụng. Còn ở kịch bản ảm đạm hơn, khi các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội được kéo dài suốt mùa hè, thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên mức cao nhất là 11% và không quay trở lại mức của 2019 cho đến năm 2024.

Hiện tại, chính phủ các nước châu Âu đang bắt đầu nới lỏng lệnh hạn chế, dần đưa cuộc sống trở lại bình thường, các trường học mở cửa lại, một số nhà hàng được phép hoạt động khi tuân thủ một số quy tắc nhất định. Dẫu vậy, đây sẽ là một quá trình diễn ra chậm chạp và nhiều doanh nghiệp sẽ không hoạt động với toàn bộ công suất trong vài tháng. Điều đó có nghĩa là thị trường việc làm vẫn gặp rủi ro và có thể một số vị trí sẽ "biến mất" hoàn toàn.

Theo Sarah Hewin, kinh tế gia trưởng tại Standard Chartered chi nhánh London, tỷ lệ thất nghiệp "đang tăng lên mức cao nhất mà chúng ta chưa từng chứng kiến kể từ sau cuộc Đại Khủng hoảng." Bà cho biết thêm: "Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm khi lệnh phong toả kết thúc, nhưng nhiều khả năng con số trên toàn châu Âu vẫn ở mức cao trong một thời gian."

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
9 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
10 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
11 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
11 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.