Châu Âu lập quỹ 400 triệu USD để "đấu" với thung lũng Silicon và Trung Quốc

14/11/2019 08:50
Lĩnh vực công nghệ của châu Âu bị xem là tụt hậu so với Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi nói đến những vấn đề như đầu tư mạo hiểm (hay còn gọi là VC), dòng vốn và định giá.

Công ty đầu tư mạo hiểm Balderton Capital đang tung ra một quỹ mới trị giá 400 triệu USD, mà theo họ sẽ được sử dụng để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ châu Âu giai đoạn đầu.

Vào hôm thứ Ba vừa qua, Balderton cho biết quỹ này nhắm vào các công ty khởi nghiệp đang huy động vốn ở giai đoạn Series A – hay nói cách khác là các doanh nghiệp đang tìm cách tăng số vốn huy động được trong vòng tài trợ đầu tiên cực kỳ quan trọng của họ. Công ty có trụ sở tại London này nói thêm rằng quỹ mới đó sẽ thực hiện khoảng 12 vụ đầu tư mỗi năm.

Lĩnh vực công nghệ của châu Âu bị xem là tụt hậu so với Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi nói đến những vấn đề như đầu tư mạo hiểm (hay còn gọi là VC), dòng vốn và định giá. Dù vậy, đã có một số dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp này trên lục địa già có thể đang bắt đầu khởi sắc.

Năm ngoái, một báo cáo của một công ty VC khác, Atomico, nói rằng châu Âu là nơi có số lượng IPO trong lĩnh vực công nghệ nhiều gấp đôi Mỹ, và các công ty châu Âu mới niêm yết được cho là vượt trội so với các đối thủ Mỹ của họ. Một vụ IPO nổi bật trong năm 2018 là Adyen, công ty thanh toán đến từ Hà Lan, đã chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng hơn 50% kể từ khi ra mắt.

Lars Fjeldsoe-Nielsen, đồng quản lý của Balderton, nói với CNBC rằng ông không nghĩ rằng châu Âu hiện không đủ khả năng tạo ra một công ty công nghệ có thể cạnh tranh với những người khổng lồ ở thung lũng Silicon như Facebook và Google hoặc các nền tảng trực tuyến đến từ Trung Quốc như Alibaba và Tencent.

Fjeldsoe-Nielsen, một cựu quản lý của Uber, nói rằng "Tôi không nghĩ chúng tôi đang thua xa. Tôi đã trải qua 10 năm ở thung lũng Silicon trước khi gia nhập Balderton. Đối với tôi, có sự thay đổi này xảy ra nghĩa là hiện giờ chúng tôi không đang bị tụt lại phía sau".

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng châu Âu là "quê hương" của các công ty công nghệ có mức định giá thấp hơn nhiều so với các công ty cùng ngành ở Mỹ, nhưng điều này là do chi phí thuê nhân viên và nhà thấp hơn đáng kể. Nhà đầu tư mạo hiểm này cho rằng sự quan tâm từ các nhà đầu tư Mỹ vào các lĩnh vực công nghệ tư nhân của châu Âu đã giúp Balderton có thêm động lực để ra mắt một quỹ mới.

"Thực tế, chúng tôi cũng thấy rất nhiều quỹ của Mỹ đầu tư vào châu Âu, bởi vì tài năng công nghệ ở đây ngang bằng với những gì chúng tôi thấy ở Mỹ. Tuy nhiên, những vụ định giá ở đây thì thấp hơn. Vì vậy, hiện tại có một cơ hội trong tương lai gần rất hấp dẫn", ông nói.

Khả năng sinh lời là phần quan trọng nhất

Fjeldsoe-Nielsen đề cập đến Revolut, một công ty công nghệ tài chính của Vương quốc Anh mà Balderton đã đầu tư vào, như một ví dụ về công ty đang cạnh tranh với những người khổng lồ của Mỹ và Trung Quốc. Revolut được cho là đang tìm kiếm một vòng tài trợ trị giá 1,5 tỷ USD bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ chuyển đổi mà có thể giúp họ được định giá lên tới 10 tỷ USD. Công ty này đã từ chối đưa ra lời bình luận.

Tuy nhiên, một điều ám ảnh ngành công nghiệp VC trong thời gian gần đây là sự bùng nổ của các công ty công nghệ không có lợi nhuận đang tìm cách IPO ở Mỹ. Việc tạm hoãn IPO của WeWork và SoftBank phải ra tay giải cứu đã làm tăng thêm mối lo ngại về những doanh nghiệp mất tiền như vậy.

"Hiện tại, khả năng mang lại lợi nhuận là phần quan trọng nhất", Fjeldsoe-Nielsen cho biết, đồng thời nói thêm rằng các công ty công nghệ đang chậm tiến hành IPO hơn. "Tôi nghĩ lần hoãn IPO của WeWork đã thực sự giúp nhấn mạnh điều đó".

Revolut, công ty được Balderton ủng hộ lần đầu tiên vào năm 2015, đã bị lỗ 32,8 triệu bảng (42,2 triệu USD) vào năm 2018, theo các số liệu gần đây nhất.

Được biết đến là nơi ủng hộ mạnh mẽ các công ty khởi nghiệp châu Âu, Balderton cho biết việc ra mắt quỹ mới nhất của mình đồng nghĩa với việc họ đã huy động được tổng cộng hơn 3 tỷ USD từ tám quỹ riêng biệt. Khác với trường hợp Revolut, danh mục đầu tư lần này của công ty bao gồm tên tuổi mới nổi trong ngành nông nghiệp Đức, Infarm, và công ty chia sẻ xe scooter của Thụy Điển, Voi Technology.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
6 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
5 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
4 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
3 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
3 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Xe xăng gặp khó
12 giờ trước
Các hãng ô tô loay hoay giữa sức ép hàng tồn và sự trỗi dậy của xe điện VinFast
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
14 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
15 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
16 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?