Cháy hàng xe sang, nhà giàu kêu ca khó khăn nhưng tiền tiêu không phải nghĩicon

Năm 2021 dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhưng giới nhà giàu vẫn mạnh tay chi tiền mua sắm xe sang. Thị trường xe sang không bị tác động nhiều.

Năm 2021 dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhưng giới nhà giàu vẫn mạnh tay chi tiền mua sắm xe sang. Thị trường xe sang không bị tác động nhiều.

 

Thiếu xe phục vụ nhà giàu

Theo số liệu từ các DN, năm 2021 có khoảng 9.500 xe sang cả sản xuất lắp ráp trong nước, nhập khẩu chính ngạch lẫn nhập không chính ngạch, cả mới lẫn cũ, được giới nhà giàu chi tiền mua sắm, chiếm 3% thị phần phân khúc xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Tiêu thụ xe sang năm 2021 ước tính giảm khoảng 500 xe so với năm 2020.

Thương hiệu Mercedes vẫn dẫn đầu về số lượng người tiêu dùng lựa chọn, với 4.621 xe các loại; xếp thứ hai là Lexus với 1.677 xe; đứng thứ 3 là BMW với 934 xe; thứ tư là Volvo với 850 xe và thứ 5 là Audi với 457 xe... Với thương hiệu siêu sang, Bentley năm 2021 góp mặt với 33 chiếc, Rolls Royce có 5 chiếc, Lincoln có 14 chiếc, Cadilac có 9 chiếc... Với dòng siêu xe Lamborghini góp mặt với 2 chiếc.

Cháy hàng xe sang, nhà giàu kêu ca khó khăn nhưng tiền tiêu không phải nghĩ
Nhà giàu vẫn mạnh tay chi tiền tậu xe sang bất chấp đại dịch Covid.

Các mẫu xe sang giá từ 1,5-3,2 tỷ đồng có doanh số bán tốt nhất. Đó là dòng C-Class, E-Class và GLC của Mercedes; ES 250, NX 300 và RX 300 của Lexus; 3 seri, 5 seri, X3 của BMW; XC 60 của Volvo; A4, A6 của Audi... Với dòng xe đắt tiền hơn, S-Class và Maybach của Mercedes; GX 460, LX 570 của Lexus; 730, 740, X5 của BMW và XC90 của Volvo có giá từ 3,95-8,4 tỷ đồng cũng có doanh số bán khá tốt.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, các DN xe sang đã phải tạm ngừng kinh doanh khoảng 3 tháng. Cùng với đó, việc thiếu nguồn cung do thiếu chip toàn cầu và nhập khẩu gặp khó khăn là nguyên nhân chính khiến doanh số bán xe sang giảm nhẹ.

Các DN cho biết, trên thực tế nhu cầu của khách hàng vẫn cao hơn, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch, nên gặp khó khăn về nguồn cung, khiến nhiều mẫu xe không có đủ hàng để giao, khách phải chờ từ 3-6 tháng.

Đại diện một DN phân phối xe sang nhập khẩu chia sẻ, tình trạng chung với xe sang nhập khẩu nguyên chiếc hiện nay là cung nhỏ hơn cầu. Hãng nào cũng gặp khó khăn do đứt gẫy chuỗi cung ứng, dẫn đến thiếu xe, khách hàng phải chờ đợi nhiều tháng. Nếu đủ xe giao ngay thì doanh số bán có lẽ cao hơn nhiều so với năm 2020.

Năm 2021, thị trường xe sang Việt Nam được đánh giá vẫn khá sức nhộn nhịp. Hàng chục mẫu xe và phiên bản mới liên tục ra mắt, với giá bán từ 1,4 tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng, phục vụ những khách hàng giàu có. Giới nhà giàu vẫn mạnh tay chi tiền sắm xe sang, nhất là vào nửa cuối năm. Nhiều khách hàng đăng ký mua xe Mercedes, Lexus, Volvo,... vào cuối năm 2021 phải chờ tới giữa quý 1, thậm chí là quý 2/2022 mới có xe để giao.

Ngoài ra, năm 2021, DN Việt còn nhận được xe quà biếu, quà tặng, nhiều hơn so với năm trước.

Cục Hải quan TP.HCM cho biết, nếu như cả năm 2020 chỉ cấp giấy phép cho 41 xe diện quà biếu, tặng thì năm 2021 tăng lên 95 trường hợp. Đa số xe nhập về diện này là xe từ 7 chỗ ngồi trở xuống, mới 100%, tập trung vào những thương hiệu xe sang như: Lexus, Mercedes, Bentley... có giá từ vài tỷ đồng tới cả chục tỷ đồng. Đây chủ yếu là các loại xe hạng sang đáp ứng nhu cầu của một số ít khách hàng có thu nhập cao. Người nhận vẫn phải chịu đầy đủ các loại thuế như xe bình thường, ngoài ra là thuế tiêu thụ đặc biệt, do đó đã làm tăng đáng kể số thu ngân sách Nhà nước.

Sôi động xe sang

Các DN đánh giá, sức mua hàng xa xỉ tại Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2022. Trong đó, thị trường xe sang dự báo có thể tăng từ 8% so với 2021 nhờ kinh tế phát triển.

Ngay từ cuối năm 2021, thị trường xe sang đã bắt đầu sôi động với nhiều mẫu mã mới ra mắt để chuẩn bị cho thị trường 2022. Mercedes-Benz Việt Nam vừa giới thiệu dòng xe sang S Class thế hệ mới, nhập khẩu nguyên chiếc từ CHLB Đức, với hai phiên bản S450 và S450 L. Thiết kế dòng xe mới này được thay đổi toàn diện, trang bị hiện đại, giá bán khởi điểm từ 5,199 tỷ đồng.​

Cháy hàng xe sang, nhà giàu kêu ca khó khăn nhưng tiền tiêu không phải nghĩ
Thị trường xe sang đã bắt đầu sôi động với nhiều mẫu mã mới dành cho năm 2022.

Volvo Car Việt Nam cũng ra mắt bộ sưu tập 6 mẫu xe mới, trong đó 3 mẫu XC60 Recharge, V60 Cross Country và S90L Inscription có những cải tiến và nâng cấp trang bị đáng chú ý. Mẫu XC60 Recharge nổi bật với động cơ tích hợp xăng và điện, công suất 408 mã lực. Trong khi đó, mẫu V60 Cross Country có thể gọi là chiếc xe sedan gầm cao, tương đương với dòng xe SUV và được trang bị chế độ off road, công suất lên đến 250 mã lực. Còn Volvo S90L AWD là dòng sedan hạng sang cỡ trung.

Tháng 1/2022, đến lượt Lexus giới thiệu thương hiệu F tại Việt Nam với 3 mẫu xe mang huy hiệu F Sport, gồm IS 300 F Sport và ES 250 F Sport và RX 300 F Sport. Các phiên bản F Sport đều có giá đắt hơn khoảng 100 triệu đồng so với bản tiêu chuẩn. Cụ thể, IS 300 F Sport, ES 250 F Sport và RX 300 F Sport có giá lần lượt là 2,56 tỷ đồng, 2,64 tỷ đồng và 3,3 tỷ đồng.

Với những mẫu xe sang sản xuất lắp ráp trong nước, do được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ đến hết ngày 31/5/2022, nên sẽ là cơ hội để giới nhà giàu mạnh tay chi tiền, góp phần giúp cho thị trường xe sang thêm phần sôi động.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm 2022, thu nhập bình quân đầu người sẽ nâng lên mức 3.700 USD. Với mức thu nhập này, thị trường ô tô Việt Nam đã bước vào giai đoạn ô tô hóa. Khi đó, tầng lớp trung lưu cũng tăng nhanh, vì vậy thị trường xe sang Việt Nam được nhận định còn nhiều tiềm năng.

Trần Thủy

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
15 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
28 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
19 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.