Chỉ 0,6 người trên 1.000 dân làm khoa học thì công nghiệp 4.0 mãi chỉ là giấc mơ!

13/07/2018 19:45
GS.TS Nguyễn Quang Liêm cho rằng, cần có chính sách thu hút nhiều người làm khoa học công nghệ, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu công nghệ mới. Hiện tại, tỷ lệ người làm khoa học ở Việt Nam là 0,6 người/1.000 dân, kém xa mức 17-18 người/1.000 dân tại Israel.

Số người nghiên cứu khoa học quá thấp

"Thống kê ở Việt Nam cho thấy, 1000 dân có 0,6 người làm khoa học công nghệ. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 2, Hàn Quốc là là 4-5, Châu Âu là 5-6. Riêng Israel con số lên đến 17-18. Nếu không ai làm khoa học công nghệ thì 4.0 chỉ là giấc mơ. Tất nhiên giấc mơ vẫn là giấc mơ, nhưng nếu có giấc mơ mà không thực hiện được thì cũng buồn" – GS.TS Nguyễn Quang Liêm phát biểu tại  hội thảo "Nhận diện tác động và khuyến nghị đối với Việt Nam", ngày 13/7.

Chỉ 0,6 người trên 1.000 dân làm khoa học thì công nghiệp 4.0 mãi chỉ là giấc mơ! - Ảnh 1.

GS.TS Nguyễn Quang Liêm, ảnh: Tiến Tuấn

Theo đại diện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đòi hỏi sự tích hợp cao độ giữa các công nghệ. Vì vậy, chuyên môn của mỗi người phải tốt, từ đó mới có thể thiết lập các trung tâm tích hợp công nghệ với nhau.

Nhà nước cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học công nghệ, xây dựng trung tâm tích hợp công nghệ. Ở phía ngược lại, mỗi cá nhân phải tự nâng trình độ của mình lên để phù hợp với yêu cầu của CMCN 4.0.

Bà Lucy Cameron, chuyên gia tư vấn nghiên cứu cao cấp của Data61 (CSIRO, Australia) cho rằng, chính sách khoa học công nghệ cần có một cơ cấu chặt chẽ. Trong đó, người làm chính sách không chỉ cần kỹ năng khoa học mà còn phải có kỹ năng thích nghi với công nghệ luôn luôn thay đổi.

Chỉ 0,6 người trên 1.000 dân làm khoa học thì công nghiệp 4.0 mãi chỉ là giấc mơ! - Ảnh 2.

Bà Lucy Cameron, chuyên gia tư vấn nghiên cứu cao cấp của Data61 (CSIRO, Australia), ảnh: Tiến Tuấn

"Chúng ta chưa có robot nào đưa ra được chính sách. Nhưng chúng giúp chúng ta đưa ra chính sách tốt hơn. Với vai trò là con người, chúng ta sẽ hướng việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực đạt hiệu quả cao" – bà Lucy Cameron nói.

Phải kiên định ngay từ giai đoạn chuyển đổi lên 4.0

PGS Jan Liphardt (Đại học Stanford) khẳng định, nhiều quan điểm đang bị thách thức trong thời đại CMCN 4.0. Những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao trong ngành y tế cũng có thể không còn được đánh giá cao như hiện nay và bị robot thay thế.

"Ở Mỹ, nhiều người lái xe tải và muốn có công nghệ xe tải tự lái để họ không phải lái xe tải nữa. Trong tương lai, liệu máy móc công nghệ cao có thể thay thế cho bác sĩ hay không? Trong khi bối cảnh thiếu bác sỹ, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong y tế còn giúp giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh. Thời của tôi, bác sỹ là một nghề rất tốt, nhưng chính tôi cũng không biết hướng nghiệp cho hai cô con gái của mình như thế nào" – ông Jan Liphardt chia sẻ.

Từ đó, PGS Jan Liphardt cho rằng, xu hướng tự động hóa là mạnh mẽ và tất cả mọi người nên có quan điểm mềm dẻo trong bối cảnh hiện nay.

Chỉ 0,6 người trên 1.000 dân làm khoa học thì công nghiệp 4.0 mãi chỉ là giấc mơ! - Ảnh 3.

TS Stefan Hajkowicz, chuyên gia khoa học cao cấp của Data61 (CSIRO, Australia), ảnh: Tiến Tuấn

Theo TS Stefan Hajkowicz, chuyên gia khoa học cao cấp của Data61 (CSIRO, Australia), Chính phủ cần lập các kịch bản hoàn chỉnh trong chiến lược 4.0. Nhưng quan trọng hơn là phải kiên định thực hiện chiến lược ngay từ giai đoạn chuyển đổi lên 4.0.

Về phía cá nhân, mỗi người cần tự hướng mình vào những công việc phức tạp, đòi hỏi trí thông minh cao. Công việc giản đơn, có tính lặp lại chắc chắn sẽ được tự động hóa bởi máy móc. Còn những công việc có yêu cầu cảm xúc như chụp ảnh cũng đã có các máy móc hỗ trợ.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
10 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
9 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
4 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
4 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
5 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
6 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
7 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.
Mỹ vừa chi hơn 300 triệu USD mua một ‘mỏ vàng’ mới nổi của Việt Nam: Nước ta là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, các cường quốc công nghệ đua nhau mua hàng
9 giờ trước
Mỏ vàng tiềm năng này đang đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trên bản đồ thế giới.
Đáp trả BYD Sealion 6, Jaecoo J7 PHEV giảm 90 triệu đồng
9 giờ trước
Từ nay đến hết 31/7, Jaecoo J7 PHEV được giảm 90 triệu đồng, giá thực tế từ 969 triệu đồng chỉ còn 879 triệu đồng.