Chỉ 2/500 đơn vị được các doanh nghiệp FDI lựa chọn sau 3 lần tổ chức kết nối, liên kết chuỗi

11/05/2018 17:45
Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vẫn là rào cản lớn giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, các dự án liên kết của Nhà nước sẽ được ban hành sớm nhất vào năm 2019.

Chỉ 2 doanh nghiệp trong nước được doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lựa chọn sau 3 lần kết nối với dung lượng 500 doanh nghiệp. Đó là thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kết nối nữa doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với các doanh nghiệp FDI. Ví dụ trên cũng phản ánh thực trạng khó khăn trong liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn.

"Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có con số chính xác về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị. Theo các đánh giá sơ bộ, sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị rất hạn chế, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Có hai nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên: Một là, năng lực nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu; Hai là, chính sách của Nhà nước có nhưng chưa tới.

Thực tế, sản phẩm được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của doanh nghiệp lớn. Do đó, dù muốn liên kết để giảm chi phí, doanh nghiệp lớn vẫn phải nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua từ tháng 6/2017 nhưng các dự án cụ thể vẫn đang trong quá trình xây dựng. Theo bà Bùi Thu Thủy, các dự án như thế sẽ do nhiều bộ ngành đưa ra nằm trong đề án lớn mà Chính phủ sẽ dồn các nguồn lực để ưu tiên. Việc xây dựng các dự án đang được tiến hành và năm 2019 là thời điểm sớm nhất có thể ban hành. Hiện tại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được hưởng các ưu đãi về thuế, đất đai, tiếp cận thị trường…

Tuy nhiên, các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang có sự hiểu lầm rất lớn về Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Đặng Huy Đông cho rằng, ưu đãi về vốn sẽ chỉ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa "xuất sắc nhất".

"Không phải hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kiểu vãi thóc. Cũng không có một quốc gia nào đủ tiền để đưa cho tất cả các doanh nghiệp. Chỉ hỗ trợ cho những người xuất sắc nhất, tồn tại được trên thị trường cạnh tranh sòng phẳng" - ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chỉ 2/500 đơn vị được các doanh nghiệp FDI lựa chọn sau 3 lần tổ chức kết nối, liên kết chuỗi - Ảnh 1.

Ông Đặng Huy Đông: "Không phải hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kiểu vãi thóc"

Theo ông Đặng Huy Đông, sản phẩm của doanh nghiệp phải chứng minh được tính ưu việt so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Một ban thẩm định gồm đại diện nhà khoa học, người sử dụng sản phẩm, nhà nước sẽ được thành lập để xem xét và chọn ra sản phẩm tốt nhất. Trên cơ sở bình chọn này, đầu ra của sản phẩm tốt nhất trên sẽ được bảo đảm vì có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm trong ban thẩm định.

Nhà nước sẽ hỗ trợ thông qua thực nghiệm, nghiên cứu, để sản phẩm tiếp tục hoàn thiện và chứng minh được hiệu quả trên một quy mô lớn hơn. Công tác kiểm định, cấp chứng nhận,… cũng sẽ được hỗ trợ kinh phí. Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng cũng sẽ dề dàng hơn khi sản phẩm đã chứng minh được tính ưu việt trên thị trường và được chính người sử dụng tin dùng.

Nhưng khi ban thẩm định chưa được thành lập, 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được tiếp cận vốn tín dụng trong năm 2017. Số liệu được Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia công bố cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn là khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao khiến các ngân hàng còn e ngại.

"Ngân hàng luôn rất thận trọng và đánh giá rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc có độ rủi ro cao hơn so với doanh nghiệp lớn. Để phù hợp với tình hình hiện nay, ngân hàng buộc phải thay đổi cách tiếp cận. Cần phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa như đối với khách hàng cá nhân. Việc thẩm định cũng cần thay đổi theo hướng không chỉ dựa trên yếu tố tài chính và tài sản bảo đảm, vì điểm yếu của họ là thiếu tài sản bảo đảm và báo cáo tài chính không minh bạch, rõ ràng" – bà Nguyễn Quỳnh Nga, Phó Giám đốc khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng Phương Đông.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ khó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn như đối với doanh nghiệp lớn. Có nhiều doanh nghiệp chỉ có 1-2 thành viên và không sở hữu tài sản giá trị lớn để thế chấp. Vì vậy, ngân hàng buộc phải áp dụng chuẩn "đục lỗ", chỉ yêu cầu doanh nghiệp thực sự hoạt động và phát sinh dòng tiền,… là có thể vay vốn. Đây là cách tiếp cận quản trị rủi ro ở danh mục thay vì quản trị rủi ro trên từng khoản vay. Ngoài ra, việc liên kết với quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, cũng giúp chia sẻ rủi ro trong việc cho vay.

Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp đánh giá, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Thậm chí, Chính phủ Nhật Bản cũng từng không thành công dù miễn tới 100% thuế nếu doanh nghiệp lớn bắt tay với doanh nghiệp và vừa cùng thực hiện một dự án. Nhưng bản thân mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn cần tự nâng cao năng lực trước khi đòi hỏi nhà nước hỗ trợ trong liên kết với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.

Tin mới

Yamaha PG-1 bất ngờ giảm mạnh chỉ còn 28 triệu đồng - rẻ ngang Wave Alpha
10 giờ trước
Mẫu xe này từng tạo cơn sốt trên thị trường xe máy Việt.
Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
9 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Thị trường xe điện Việt Nam tăng trưởng nóng - có thể đạt quy mô 5-7 tỉ USD sau 5 năm
9 giờ trước
Thị trường xe điện Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Đại lý ô tô đua chạy số trước ngày hết giảm trước bạ: Ngày bán hơn 60 xe, điểm đăng ký kín người xếp hàng
9 giờ trước
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9/2024 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường xe trong nước.
Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, toàn chuỗi cung ứng ô tô Thái Lan lao đao
8 giờ trước
Từ nơi được mệnh danh là Detroit của Đông Nam Á, giờ toàn chuỗi cung ứng cho ngành ô tô của Thái Lan đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
3 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
23/11/2024 07:18
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.