Gần đây, nhà sáng lập ứng dụng học ngôn ngữ trị giá 700 triệu USD đã chia sẻ về chiến lược đối phó với những nhân viên lười biếng của mình trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times.
"Bạn có thể biến một người lười biếng nào đó trở thành một con người làm việc có trách nhiệm nếu bản thân người đó tin tưởng công ty và người lãnh đạo là bạn coi trọng những điều họ làm. Bạn hãy tưởng tượng xem thật tuyệt vời khi có ai đó ngồi cùng bạn và nói: "Những điều cậu đang làm thực sự quan trọng với công ty." Tôi sử dụng câu nói này rất nhiều."
Kỹ thuật này của Luis von Ahn dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát từ LinkedIn và Imperative với 26,151 thành viên LinkedIn trên toàn thế giới. Khảo sát này nhằm tìm hiểu xem có bao nhiêu người biết tối ưu hóa để làm việc hiệu quả hơn. Kết quả cũng chỉ ra rằng 73% những người làm việc có mục đích hài lòng với công việc của mình. Tỷ lệ này ở những người không có mục đích chỉ có 64%.
Luis von Ahn nói rằng mình luôn tìm kiếm những người biết sống có mục đích. Anh nói với Financial Times rằng anh không tin rằng tiền lương là yếu tố duy nhất có thể thu hút các ứng viên hàng đầu đến với Duolingo:
"Nếu bạn phải mất một khoản tiền lớn để kéo một người về làm việc cho bạn thì tôi nghĩ chắc chắn họ cũng chẳng ở lại lâu dài với bạn. Chúng tôi thích người có thể truyền cảm hứng hơn là lính đánh thuê."
Theo mức lương cơ bản tại Duolingo trên Glassdoor cho thấy các chuyên gia phần mềm có thể kiếm được 110.396 USD, các nhà thiết kế chính có thể kiếm được 97.793 USD còn các PM có thể mang về nhà đâu đó khoảng 83.000 đến 115.000 USD mỗi năm.
Trước đó, Von Ahn đã từng trao đổi với Business Insider rằng đội ngũ của ông sẽ xem xét các tài năng bằng nhiều bài kiểm tra tham chiếu để chắc chắn rằng các ứng viên không phải là những người kiêu ngạo hay không có mục đích. Duolinggo sẽ từ chối khi ứng viên có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào.