Chỉ muốn huy động vài triệu đô, nhưng cổ phiếu công ty này tăng 10.000% ngay khi vừa lên sàn và đưa vốn hoá lên 1 tỷ đô

16/11/2022 15:48
EKI Energy Services là một cái tên không quá nổi trội trong thị trường năng lượng, nhưng đã trở thành cổ phiếu có thành tích tốt nhất TTCK Ấn Độ nhờ kinh doanh một lĩnh vực "độc, lạ".

EKI Energy Services là một cái tên không mấy tiếng tăm trong lĩnh vực năng lượng. Công ty này đang tìm cách huy động chỉ vài triệu USD trong đợt IPO trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Bombay vào năm ngoái. Nhưng ngay khi lên sàn, cổ phiếu đã tăng đến 10.000%, đưa vốn hoá của công ty lên từ khoảng 10 triệu USD lên 1 tỷ USD. Đến tháng 12, đây là cổ phiếu có thành tích tốt nhất của TTCK Ấn Độ và giúp nhà sáng lập trở thành triệu phú.

Đà tăng thần tốc như cổ phiếu của EKI là trường hợp rất hiếm nhưng đã từng xuất hiện ở Ấn Độ, đặc biệt là ở các công ty nhỏ và có khối lượng giao dịch thấp. Nhưng EKI dường như là trường hợp khác biệt hơn. Đây là công ty kinh doanh trong lĩnh vực bù đắp carbon (carbon offset) đầu tiên niêm yết và giá trị của các dự án đó - chiếm phần lớn tài sản của công ty, đã tăng vọt.

Financial Times giải thích, các dự án này sẽ bán chứng chỉ phát thải carbon (carbon credit), tương đương 1 tấn CO2 cam kết được loại bỏ, cho người mua và số tiền thu được sẽ chuyển cho các chương trình trực tiếp hành động để giảm phát thải (chẳng hạn trồng rừng, phát triển năng lượng sạch). Mức giá của chứng chỉ này có thể thay đổi tùy theo dự án sử dụng.

Vốn hoá của EKI đang trở thành dấu hỏi lớn khiến cổ phiếu của EKI đã giảm 48% từ mức đỉnh. Giá trị của hoạt động bù đắp carbon phụ thuộc phần lớn vào tính hiệu quả của nó trong hoạt động cắt giảm lượng khí thải trên toàn thế giới, song không phải tất cả dự án đều có hiệu quả như nhau. Trên thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon market), vốn chưa có quy định chặt chẽ, thì phần lớn các dự án vẫn chưa phát huy hiệu quả cho cuộc chiến chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.

Cuối năm 2008, EKI được thành lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng và sau đó là dịch vụ tư vấn. Khi đó, thị trường bù đắp carbon chưa lớn như bây giờ và khi nhu cầu tăng đột biến thì EKI nhận thấy họ đang “ngồi trên mỏ vàng”. Hiện tại, EKI mua và bán các chứng chỉ phát thải, giúp các nhà phát triển có chứng nhận cho các dự án.

Chỉ muốn huy động vài triệu đô, nhưng cổ phiếu công ty này tăng 10.000% ngay khi vừa lên sàn và đưa vốn hoá lên 1 tỷ đô - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu của EKI tăng bùng nổ khi thị trường bù đắp carbon tự nguyện đang mở rộng.

Những dự án bù đắp carbon của EKI gắn liền với các chương trình năng lượng tái tạo, chủ yếu là các trang trại gió và mặt trời, được phát triển bởi các tập đoàn lớn như Adani. Bù đắp carbon đã mang lại cho các nhà phát triển một khoản doanh thu khác. Về lý thuyết, các khoản thanh toán bù đắp đó là điều cần thiết để tạo ra thêm lợi ích cho môi trường, đặc biệt là năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo từng là một khoản đầu tư rủi ro nhưng giờ đã trở thành lĩnh vực đón nhận nhu cầu lớn. Ở hầu hết các quốc gia, các dự án này vẫn có khả năng sinh lời và tổ chức chứng nhận lớn nhất thế giới là Verra and Gold Standard chỉ chấp nhận chứng chỉ phát thải carbon từ các quốc gia kém phát triển nhất. Song, nhìn chung, theo một nghiên cứu năm 2016 của Uỷ ban Châu Âu (EC), hầu hết các công ty lại không thể sử dụng chứng chỉ phát thải carbon để loại bỏ lượng khí thải mà họ tạo ra.

Chính điều này đã đặt ra một thách thức hiện hữu với mô hình kinh doanh của EKI, cũng như thị trường carbon tự nguyện và các công ty sử dụng loại chứng chỉ này để đưa ra yêu cầu về giá trị doanh nghiệp.

Do đó, nhà sáng lập Manish Dabkara cũng nhận thấy họ phải điều chỉnh hoạt động. EKI nhận thấy tiềm năng của một loại chứng chỉ khác, gắn với các “bể chứa” carbon tự nhiên như rừng ngập mặn. Năm 2021, EKI liên doanh với Shell để phát triển dự án “dựa trên thiên nhiên” ở Ấn Độ, với hợp đồng 1,6 tỷ USD.

Dabkara cho biết, các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ hiện vẫn chưa khử được carbon cho mạng lưới điện, do đó các chứng chỉ phát thải carbon của công ty này vẫn có hiệu quả trong quá trình giảm lượng khí thải. EKI hiện vẫn tập trung vào cả lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhân viên của công ty vẫn thường đến các khu vực có nhiều bụi cây ở Ấn Độ để đàm phán thoả thuận với với nhà phát triển và chủ sở hữu các trang trại năng lượng mặt trời hoặc gió.

Chỉ muốn huy động vài triệu đô, nhưng cổ phiếu công ty này tăng 10.000% ngay khi vừa lên sàn và đưa vốn hoá lên 1 tỷ đô - Ảnh 2.

Nhà sáng lập EKI - Manish Dabkar.

Hoạt động kinh doanh của EKI được cho là sẽ lan rộng ra thị trường bù đắp tự nguyện - vốn được Morgan Stanley dự báo có thể đạt giá trị 35 tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Trong số gần 500 triệu chứng chỉ phát thải carbon được cung cấp trên toàn cầu vào năm ngoái, EKI đã đóng góp khoảng 90 triệu, hầu hết là năng lượng tái tạo.

Kể từ khi cổ phiếu đạt đỉnh vào tháng 1, giá của chứng chỉ phát thải carbon đã giảm xuống và thị trường định giá EKI ở khoảng 44 tỷ rupee (542 triệu USD). Dabkara và gia đình ông nắm giữ gần 75% cổ phần trong công ty. Quỹ đầu tư mạo hiểm Next Orbit và Maven India Fund nắm giữ tổng cộng khoảng 9%.

Thị trường bù đắp carbon cũng đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà quản lý và lập pháp. Dù một số thị trường đã có quy định rõ ràng, nhưng thị trường tự nguyện lại chưa được quản lý bởi một cơ quan trong khi có quy mô nhỏ và tự do hơn. Thị trường này thường cung cấp các chứng chỉ giá rẻ hơn trong khi lại ít có sự giám sát. Theo Credit Suisse, thị trường bù đắp carbon tự nguyện như “miền tây hoang dã”, với “nhiều chứng chỉ phát thải vẫn bị nghi ngờ về hiệu quả với môi trường”.

Nhiều dự án của EKI phải mất khoảng 5 năm trước khi tạo ra chứng chỉ phát thải. EKI vẫn có lợi thế là một doanh nghiệp ít nợ và tiếp tục mở rộng sang các quốc gia như Ghana - nơi các chứng chỉ năng lượng tái tạo ít gây tranh cãi hơn. Nhà sáng lập Dabkara tự tin rằng họ vẫn có rất nhiều cơ hội. Với nhiều tổ chức, việc mua chứng chỉ trên thị trường tự nguyện là cách dễ dàng, rẻ nhất để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Chỉ cần EKI tìm được tổ chức chứng nhận các dự án thì họ có thể bán chúng.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
11 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
11 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
12 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
13 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
13 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.