Chỉ ngồi báo cáo đếm cây, đếm con... thì không thể thay đổi đượcicon

Dịch bệnh không lường trước được, khó khăn trong sản xuất đã “than nhiều”. Các địa phương đừng lúc nào báo cáo cũng đếm cây, đếm con... Chúng ta phải thay đổi tư duy để xoay chuyển tình thế.

Dịch bệnh không lường trước được, khó khăn trong sản xuất đã “than nhiều”. Các địa phương đừng lúc nào báo cáo cũng đếm cây, đếm con... Chúng ta phải thay đổi tư duy để xoay chuyển tình thế.

 

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ở khu vực Nam bộ ngày 17/9.

Khó phục hồi sản xuất, nợ quá nhiều đơn hàng

Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản (NAFIQAD - Bộ NN-PTNT) cho thấy, chế biến xuất khẩu là lĩnh vực gặp khó khăn và tổn thương nặng nề sau hơn hai tháng giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa do phát hiện ca F0, do không đáp ứng điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”. Có DN phải ngừng sản xuất hoặc giảm công suất do thiếu lao động, thiếu nguyên liệu...

Đáng chú ý, lĩnh vực chế biến thủy sản, đến đầu tháng 9 có 176/449 cơ sở ngừng sản xuất. Tổng công suất các nhà máy hoạt động chỉ đạt khoảng 30-40%. Hệ quả, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh vào nửa cuối tháng 7 và trong tháng 8 giảm 36% so với cùng kỳ.

Chỉ ngồi báo cáo đếm cây, đếm con... thì không thể thay đổi được
Để khôi phục 100% công suất sản xuất của các doanh nghiệp phải mất khoảng 1,5-2 năm (ảnh: TL)

Cũng theo NAFIQAD, DN sản xuất 3 tại chỗ gặp áp lực rất lớn về tài chính bởi tất cả các chi phí đều tăng mạnh, trong khi năng suất lại không đạt vì thiếu nguyên liệu, thiếu lao động. Chưa kể, các thị trường đang tăng cường rào cản kỹ thuật với hàng nông sản nhập khẩu.

Ông Lê Minh Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, cho hay, dịch bệnh khiến chuỗi giá trị tôm gần như đổ vỡ. DN nợ đơn hàng khách nước ngoài rất nhiều và không dám ký hợp đồng mới.

Theo ông, giờ đã giữa tháng 9, nếu bà con nông dân thả nuôi tôm cũng không kịp thu hoạch vào cuối năm. Dự báo, sẽ thiếu nguyên liệu để sản xuất, trả đơn hàng cuối năm.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - dẫn kết quả khảo sát của hiệp hội cho thấy, chỉ có 30-40% DN có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Số còn lại rất khó hoặc cần có thời gian dài.

Bởi, để khôi phục được 50% công suất mất 3-6 tháng, khôi phục 70% công suất mất 9-12 tháng, khôi phục 100% công suất sản xuất khoảng 1,5-2 năm. 

Ông Nam cho rằng, việc phục hồi sản xuất của DN chịu ảnh hưởng lớn bởi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy, DN bị mất khách hàng do thời gian giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu.

Thay đổi tư duy để xoay chuyển tình thế

Xác định sống chung với dịch bệnh, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Bộ NN-PTNT cần hỗ trợ DN có phương án tổ chức sản xuất trong thời gian mở giãn cách từng phần để địa phương phê duyệt nhanh nhất. Ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động, công nhân tiêm một mũi vắc xin được tham gia sản xuất; điều chỉnh lại cơ chế sản xuất “3 tại chỗ” cho phù hợp hơn.

Chỉ ngồi báo cáo đếm cây, đếm con... thì không thể thay đổi được
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, DN, địa phương, bộ ngành cần tìm biện pháp phù hợp thích ứng với tình hình mới (ảnh: GN)

Ông cũng đề nghị Bộ NN-PTNT tác động với các địa phương trong việc tạo cơ chế thông thoáng, thống nhất giữa các tỉnh có nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu, để việc đi lại được thuận tiện. Đặc biệt, đối với ngành tôm và cá tra, xem xét cho công nhân được đi đến điểm test Covid-19 và tập trung tại điểm di chuyển (bằng xe hoặc bằng ghe) để tham gia thu hoạch cá tôm; thực hiện việc xét nghiệm với nhóm lao động quan trọng này, thay vì cách ly họ 14 ngày.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam thì kiến nghị tạo cơ chế thông tháo cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào sản xuất, tránh ùn ứ. Cùng với đó là các chính sách thu hút lao động cho các vùng sản xuất nguyên liệu, khu chế xuất,... để phục hồi sản xuất.

Tại hội nghị, Thứ trưởng NN-PTNT Trần Thanh Nam yêu cầu các hiệp hội tập hợp các phương án khôi phục sản xuất hậu Covid-19 để tới đây, Bộ sẽ làm việc với Bộ Y tế tìm ra tiêu chí thích hợp hướng dẫn địa phương áp dụng.

Bộ NN-PTNT cũng có Ban chỉ đạo thị trường nên ông Nam đề nghị các Sở NN-PTNT cũng thành lập tổ thị trường để chỉ đạo sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản. Qua đó, phối hợp với Bộ nắm bắt thông tin vướng ở khâu nào, ùn tắc ra sao cùng nhau tháo gỡ nhanh.

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nhận định, dịch Covid-19 rất khó lường, doanh nghiệp cũng đã nói nhiều về khó khăn trong sản xuất. Nhưng bản thân mỗi chúng ta, nếu thay đổi tư duy, thay đổi cách làm việc thì có thể xoay chuyển được tình thế. DN, địa phương, bộ ngành cùng bàn bạc, tìm giải pháp phù hợp thích ứng với tình hình.

Ông phân tích, DN nông nghiệp hay chuỗi ngành hàng nông nghiệp có đặc thù rất khác với các chuỗi ngành sản xuất khác, bởi hệ thống chằng chịt, đan xen như mạch máu, có rất nhiều thành phần tham gia. Ví như con cá tra, một đơn vị sản xuất giống đã liên quan tới 7 tỉnh. Ngành hàng gạo thì thương nhân từ tỉnh này sang tỉnh khác để mua bán thóc. Thế nên, chỉ cần một xe hàng tắc ở trạm kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng tới cả chuỗi.

Cụ thể như ĐBSCL, phải xem 13 tỉnh ở khu vực này là thực thể kinh tế có gắn kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi sản xuất, chứ không phải 13 mảnh ghép hành chính. Chúng ta sẽ khó phục hồi sản xuất nếu tư duy khu vực này là 13 tỉnh riêng biệt.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ, khi báo cáo, các địa phương thường đếm tỉnh mình có bao nhiêu cây, bao nhiêu con, tôm, cá, lúa như thế nào,... thì mới chỉ dừng lại ở tư duy sản xuất, không phải là tư duy kinh tế nông nghiệp.  

Sau dịch, ông yêu cầu các Sở NN-PTNT khi chỉ đạo sản xuất phải tính toán được chi phí đầu vào, kết nối thị trường như thế nào, phải đưa nông dân vào HTX, tổ hợp tác, chuỗi liên kết, làm mã số vùng trồng,...

“Chứ lần nào ngồi báo cáo cũng đếm cây, đếm con, rồi mong mời được DN về đầu tư thì không thể thay đổi được tình hình. Bởi phần sản xuất chúng ta chưa thay đổi thì DN làm sao về từng hộ nông dân mua nông sản được. Lúc đó, Bộ có kêu gọi thì DN cũng không muốn tham gia”, ông nhấn mạnh.

Tâm An

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
2 giờ trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
3 giờ trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
3 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
4 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
4 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
1 ngày trước
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.