Chi phí cho bữa ăn sáng tăng cao, mối lo lạm phát lương thực toàn cầu quay trở lại

30/05/2021 11:23
Chi phí nguyên liệu thô để sản xuất các loại nguyên liệu quan trọng đối với bữa sáng đã tăng cao hơn kể từ khi đại dịch bắt đầu. Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng sự bùng nổ của thị trường hàng hoá có thể đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao và người tiêu dùng sẽ cảm nhận rõ tác động từ đó.

Giá hợp đồng cà phê, sữa, đường, lúa mì, yến mạch và nước cam đã tăng trung bình 28% so với năm 2019, theo các giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai của Mỹ. Trong khi đó, nếu người tiêu dùng không ăn chay, việc đưa thêm thịt lợn vào thực đơn sẽ đẩy giá trung bình của bữa sáng lên 32%.

Theo các nhà phân tích, chi phí nguyên liệu chỉ chiếm một phần trong giá hoàn chỉnh của các sản phẩm tại siêu thị hoặc nhà hàng. Tuy nhiên, chi phí đó đã được chuyển đến người tiêu dùng.

Chi phí cho bữa ăn sáng tăng cao, mối lo lạm phát lương thực toàn cầu quay trở lại - Ảnh 1.

Giá trung bình hợp đồng tương lai của các loại lương thực/thực phẩm dùng cho bữa ăn sáng (ăn chay) và bao gồm thịt lợn.

Trong vài tháng qua, một loạt công ty thực phẩm bao gồm Nestlé và Unilever đã thông báo tăng giá sản phẩm khi chi phí đầu vào cao hơn. Giá lương thực đã trở thành mối lo ngại về chính trị ở 1 số quốc gia đang phát triển như Ethippia và Nigeria, ngoài ra cũng đang ảnh hưởng đến giá tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển.

Abdolreza Abbassian - nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), cho biết: "Lạm phát lương thực đã diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng này sẽ không sớm kết thúc." Hồi tháng 4, chỉ số giá thực phẩm của FAO đã đạt mức cao nhất trong 1 thập kỷ.

Nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao, các chính phủ tích trữ lúa gạo do đại dịch bùng phát và thời tiết khô hạn ở những quốc gia xuất khẩu chủ chốt đều là những yếu tố thúc đẩy giá nông sản.

Chi phí cho bữa ăn sáng tăng cao, mối lo lạm phát lương thực toàn cầu quay trở lại - Ảnh 2.

Giá các loại thực phẩm được dùng cho bữa ăn sáng (hợp đồng tương lai so với trung bình năm 2019, tính đến ngày 26/5/2021).

Kể từ đầu năm ngoái, giá lúa mì đã tăng 16%, trong khi giá ngô tăng hơn 60%. Giá ngô tăng cao là do nhu cầu mua từ Trung Quốc được đẩy mạnh, do đó giá các loại lúa gạo thay thế cũng tăng cao hơn, bao gồm cả lúa mì.

Carlos Mera - nhà phân tích tại Rabobank, cho biết, xu hướng tích trữ đã được đẩy mạnh trong những tháng đầu của đại dịch năm ngoái, hiện đã giảm xuống. Tuy nhiên, nhu cầu đối với hàng tồn kho vẫn mạnh mẽ. Ngoài ra, giá bơ cũng đang ở mức cao hơn. Theo Uỷ ban châu Âu (EC), giá xuất khẩu toàn cầu đã tăng hơn 1/3 trong năm qua.

Đối với các quốc gia nhập khẩu phần lớn lương thực, như Ai Cập và Pakistan, chi phí vận chuyển tăng mạnh cũng đẩy giá nguyên liệu. Chỉ số Baltic Dry - chỉ số tham chiếu cho chi phí vận chuyển hàng rời, đã đạt mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, do nhu cầu hàng hóa tăng vọt và tình trạng "nút thắt cổ chai" do ảnh hưởng của đại dịch.

Chi phí cho bữa ăn sáng tăng cao, mối lo lạm phát lương thực toàn cầu quay trở lại - Ảnh 3.

Giá các loại thực phẩm theo chỉ số của FAO từ trước đại dịch.

Quá trình vận chuyển bị chậm trễ đã ảnh hưởng đến nguồn cung hạt cafe, làm tăng chi phí đối với các nhà máy rang xay và cả các quán cafe. Giá hợp đồng tương lai của cafe Arabica đang ở mức cao nhất trong hơn 4 năm, trong bối cảnh hạn hán ở Brazil tiếp tục siết chặt nguồn cung từ nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Hơn nữa, hợp đồng tương lai giá sữa cũng biến động trong 18 tháng qua, hiện cao hơn 12% so với mức trung bình được ghi nhận vào năm 2019. Mới đây, công ty xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới - Fonterra của New Zealand, dự báo giá sữa có thể đạt mức kỷ lục trong năm tới do nhu cầu từ Trung Quốc. 

Hợp đồng tương lai giá đường tăng 25% kể từ đầu năm 2020, trong khi giá nước cam tăng 1/5 so với cùng kỳ. Giá dầu thực vật cao hơn cũng có thể làm cho các món chiên rán đắt đỏ hơn hơn. Giá hợp đồng tương lai đậu tương tăng gần 90% kể từ đầu năm và giá đậu tương tăng gần 60%. 

Ở các quốc gia đang phát triển - nơi thực phẩm ít được chế biến hơn và thu nhập khả dụng được chi cho các mặt hàng chủ lực có xu hướng cao hơn, thì giá hàng hóa nông nghiệp thậm chí còn tăng mạnh hơn. Theo WB, nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những người cực kỳ nghèo đói, số lượng đã tăng lên khoảng 90 triệu trong thời kỳ đại dịch.

Hợp đồng tương lai giá ngô nếp được sử dụng để chế biến pap - loại cháo ngô phổ biến ở nhiều vùng ở châu Phi, đã tăng 16% trên sàn Nam Phi trong 18 tháng qua. Còn hợp đồng tương lai gạo - vốn rất phổ biến ở châu Á, đã tăng hơn 1/3.

Tham khảo Financial Times

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
3 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
30 phút trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 phút trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
38 phút trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
1 phút trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
23 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.