Chỉ số sản xuất các ngành trọng điểm và các tỉnh thành có quy mô công nghiệp lớn như TP. HCM, Bình Dương, Vĩnh Phúc... biến động ra sao từ đầu năm?

01/03/2023 15:16
Một số địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm nhiều hoặc tăng thấp so với cùng kỳ, phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng.

Chỉ số IIP ngành

Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng 1/2023 nên số ngày làm việc ít hơn 8-10 ngày so với tháng trước và cùng kỳ năm trước (Tết Nguyên đán Nhâm Dần diễn ra vào tháng 02/2022).

Chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 1/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành khai khoáng giảm 4,9%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,4%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất tháng 1/2023 của một số ngành trọng điểm cấp II giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước:

Sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) giảm 27,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 23,9%; sản xuất trang phục giảm 21%; sản xuất thiết bị điện giảm 19,1%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 17,4%; sản xuất kim loại, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cùng giảm 14,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13,6%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 12,1%; dệt giảm 11,8%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng: Sản xuất đồ uống tăng 17,5%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị tăng 3,8%.

Chỉ số sản xuất các ngành trọng điểm và các tỉnh thành có quy mô công nghiệp lớn như TP. HCM, Bình Dương, Vĩnh Phúc... biến động ra sao từ đầu năm? - Ảnh 1.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tháng 1/2023 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng LPG giảm 33,3%; xe máy giảm 32,1%; ô tô giảm 31,7%; thép thanh, thép góc giảm 26,2%; đường kính giảm 25,7%; thép cán giảm 25,6%; ti vi giảm 24%; quần áo mặc thường giảm 23,4%; sơn hóa học giảm 14,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,6%; xi măng giảm 13,3%; thủy hải sản chế biến và sữa tươi cùng giảm 9,4%.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 15,5%; sữa bột tăng 10,8%; nước máy thương phẩm tăng 5,9%; sắt, thép thô tăng 4,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 3,7%; xăng dầu tăng 3,1%.

Chỉ số IIP địa phương

Chỉ số IIP tháng 1/2023 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn giảm mạnh là: Vĩnh Long giảm 22,8%; Vĩnh Phúc giảm 28,7%; TP. Hồ Chí Minh giảm 21,4%; Đồng Nai giảm 15,7%; Bình Dương giảm 17,4%; Hà Nội giảm 23,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 13,8%; Hải Dương giảm 20,2%; Quảng Bình giảm 26,5%.

Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm nhiều hoặc tăng thấp phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng: Quảng Nam giảm 47%; Hà Giang giảm 32%; Sóc Trăng giảm 31%; Vĩnh Long giảm 25,5%; Vĩnh Phúc giảm 19,6%; Tây Ninh giảm 16,7%; TP. Hồ Chí Minh giảm 15,6%; Đồng Nai giảm 14,4%; Nam Định giảm 12,2%; Hòa Bình tăng 0,4%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện giảm: Hòa Bình giảm 27,5%; Đồng Nai giảm 14%; Quảng Nam giảm 13,5%; Tây Ninh giảm 7,9%.

Địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm trước tăng là: Tuyên Quang tăng 34,5%; Hậu Giang tăng 10,5%; Phú Yên tăng 8,9%; Kon Tum tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7%; Cần Thơ tăng 6,8%; An Giang tăng 6,7%; Điện Biên tăng 5,9%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Hậu Giang gấp 3,2 lần; Quảng Trị tăng 46,7%; Điện Biên tăng 26,2%; Kon Tum tăng 17,5%; An Giang tăng 15,8%; Bình Thuận tăng 11,4%; Cần Thơ tăng 11,2%; Phú Yên tăng 10,8%.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
11 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
10 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
2 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
4 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.325.327.456 VNĐ / tấn

320.80 BRL / kg

0.02 %

+ 0.05

Thịt gà

CHICKEN

35.364.099 VNĐ / tấn

8.56 BRL / kg

1.30 %

+ 0.11

Thịt heo

LEAN HOGS

4.942.228 VNĐ / tấn

87.45 USD / lbs

0.09 %

+ 0.08

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Sau cá tra và cá ngừ, một loại cá ngon bổ rẻ của Việt Nam được người Mỹ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 105% trong 2 tháng, nước ta sắp có lợi thế lớn so với ‘ông trùm’ Trung Quốc
7 giờ trước
Loại cá này của Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường Mỹ.
Trứng và thịt gia cầm Việt Nam chính thức được cấp phép vào Singapore
1 ngày trước
Trứng và thịt gia cầm của Việt Nam đã vượt qua rất nhiều quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA) và được chính thức cấp phép xuất khẩu vào Singapore.
Lý do nhãn hàng 'chi rất đậm' thuê KOLs, KOC quảng cáo trên mạng
1 ngày trước
Hiện nay có không ít nhãn hàng kém chất lượng vì muốn bán được nhiều hàng đã chấp nhận bỏ từ 25-30%, thậm chí là đến 70% chi phí sản phẩm để thuê người nổi tiếng trên mạng quảng cáo.
"Tôi đi Aeon Mall vì nhà vệ sinh sạch": Những yếu tố nhỏ bé lại là chìa khóa giúp ông lớn Nhật Bản sống khỏe giữa làn sóng cho thuê mặt bằng ế ẩm
2 ngày trước
Giữa làn sóng mặt bằng thương mại ế ẩm, Lotte và Aeon vẫn đông khách nhờ chiến lược kinh doanh linh hoạt và trải nghiệm khách hàng vượt trội.