‘Chìa khoá’ phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh: nhanh nhưng phải bền

Hàng loạt kế hoạch, chương trình hành động phát triển kinh tế biển gắn liền kiểm soát ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu đã giúp Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế biển xanh bền vững.

Hàng loạt kế hoạch, chương trình hành động phát triển kinh tế biển gắn liền kiểm soát ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu đã giúp Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế biển xanh bền vững.

 

Tận dụng tối ưu lợi thế kinh tế biển

Là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng bằng sông Hồng - vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000 km2 mặt biển, trên 1.000 km2 diện tích hải đảo, Quảng Ninh có vị trí chiến lược quan trọng trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuộc tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tỉnh còn là trung tâm kinh tế mạnh trong chiến lược biển Việt Nam và trong chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt - Trung, trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ lớn giữa Đông Bắc Á- Đông Nam Á.

Với lợi thế hệ thống bến, cảng biển như Cái Lân, Cửa Ông, Vạn Gia, Mũi Chùa, khu bến Yên Hưng… Quảng Ninh sở hữu hiều tiềm năng khai thác tổng hợp, thuận lợi cho ngành vận tải đường biển.

Đồng thời không thể kể đến di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác đã khiến Quảng Ninh trở thành “miền đất hứa” của du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng cũng như du lịch văn hoá tâm linh.

‘Chìa khoá’ phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh: nhanh nhưng phải bền
Bãi tắm Minh Châu. Ảnh: báo Quảng Ninh

Từ nguồn tiềm năng khổng lồ, trong nhiều năm qua, Quảng Ninh liên tục ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Tỉnh còn là một trong những địa phương mạnh dạn đề xuất áp dụng nhiều cơ chế đột phá để thu hút các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng. Có thể kể đến như đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn, sân bay quốc tế Vân Đồn.

Nhờ đó, kinh tế biển ở Quảng Ninh đã ghi được nhiều dấu ấn phát triển vượt trội. Ngành du lịch và dịch vụ biển đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ từ 43,1% năm 2015 lên 44,6% năm 2020.

Quảng Ninh được ví như “tổ đại bàng” khi thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược có uy tín, thương hiệu đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, như Sungroup, Vingrroup, FLC.

Ngành thuỷ sản cũng ghi dấu ấn với sản lượng tăng từ 107.800 tấn năm 2016 tăng lên 144.479 tấn năm 2020, bình quân tăng 5,32%; chuyển hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác thủy sản; tăng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ; tập trung tăng nuôi công nghiệp, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi công nghệ cao và giảm nuôi tự nhiên, quảng canh.

Kinh tế hàng hải có sự phát triển, trong đó dịch vụ vận tải, cảng biển và hậu cần cảng biển có bước phát triển mới, với hệ thống cảng biển hiện đại như: Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, cảng Cửa Ông, cảng Cái Lân, cảng biển Hải Hà... Hình thành, phát triển các khu kinh tế ven biển như: KKT cửa khẩu Móng Cái, KKT Vân Đồn, KKT ven biển Quảng Yên, KCN cảng biển Hải Hà...

‘Chìa khoá’ phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh: nhanh nhưng phải bền
Ảnh: báo Quảng Ninh

Tạo nền tảng phát triển kinh tế biển bền vững

Nhìn nhận kinh tế biển không chỉ là để khai thác mà chính là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chung, Quảng Ninh đang tích cực hướng đến phát triển kinh tế biển xanh bền vững. Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chính là “kim chỉ nam” định hướng cho các chính sách, chương trình hành động của tỉnh.

Từ đó, Quảng Ninh xác định phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tỉnh đồng thời chú trọng bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển, bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.

Hướng đến thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế biển xanh bền vững, Quảng Ninh đã và đang huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Xác định phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao hận thức cho các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp về biển, về sự cần thiết phải khai thác bền vững tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, góp phần tham gia phát triển kinh tế biển xanh.

Với những chính sách, giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững quyết liệt và đồng bộ, Quảng Ninh đang có đà tiến để phát triển thành một trong các trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với hệ thống cảng biển nước sâu. Đồng thời trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới thông qua đường biển.  

H. Dũng

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
4 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Suzuki XL7 bán vượt Toyota Innova Cross, thành vua doanh số hybrid ở Việt Nam tháng 3/2025
4 giờ trước
Kể từ khi công bố riêng doanh số dòng xe hybrid, hiếm khi nào Toyota lại nhường ngôi "vua hybrid" vào tay thương hiệu khác. Nhưng tháng này, Suzuki XL7 đã bứt tốc tốt hơn để trở thành mẫu xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt Nam.
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
4 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Sản phẩm quốc dân nặng 10g chứa ‘công thức quý báu’, bán ở nước ngoài giá gấp 52 lần tại Việt Nam
4 giờ trước
Nhiều người nước ngoài từng sống hoặc du lịch tại Việt Nam khen mùi thơm đặc trưng của “báu vật” này gợi lại lại cho họ những kỷ niệm đẹp.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
4 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.

Tin cùng chuyên mục

Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
1 ngày trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.
Rolls-Royce Ghost Series II lộ diện tại Việt Nam: Diện mạo khác, có option tốn thêm 20 giờ chế tác thủ công, ra mắt ngay tuần sau
1 ngày trước
Rolls-Royce Ghost Series II được xác nhận sẽ ra mắt thị trường Việt ngày 17/4 tới đây.
'Cú nước rút' của VinFast tại xứ sở vạn đảo: Hợp tác 'ông lớn' khai thác 150 xưởng dịch vụ, miễn phí sạc đến năm 2028
1 ngày trước
Lần kết hợp này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng Indonesia trong quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
1 ngày trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.