Chiếc tàu sân bay có số phận “hẩm hiu” nhất thế giới: Đến bán đồng nát cũng không thành công

04/02/2023 11:11
Từng là soái hạm của Hải quân Brazil, chiếc tàu sân bay mang tên The São Paulo, trùng tên với thành phố đông dân nhất của Brazil, đã bị cả thế giới xua đuổi, bao gồm nước nhà.

Ngừng hoạt động cách đây khoảng 1 thập kỷ, tàu sân bay The São Paulo của Hải quân Brazil hiện đang được kéo đi lòng vòng ngoài khơi nước này sau khi nó bị từ chối nhập cảng ở Thổ Nhĩ Kỳ để bắt đầu tái chế. Được cho là chở đầy amiăng (thứ vật liệu được đánh giá là vô cùng độc hại), không quốc gia nào muốn cho tàu nhập cảng, ngay cả nước chủ nhà.

The São Paulo là tàu sân bay lớp Clemenceau được Brazil mua từ Pháp vào năm 2000 với giá 12 triệu USD, chưa bao gồm máy bay. Sau khi bị loại biên, tàu được một công ty Thổ Nhĩ Kỳ tên là Sok Denizcilik mua lại với giá 1,8 triệu USD để xẻ thịt lấy sắt vụn. Tuy nhiên, khi con tàu được kéo tới nơi, nó đã bị từ chối nhập cảng vì nghi ngờ chở nhiều vật liệu nguy hiểm.

Con tàu dài hơn 266m này đã từng phục vụ trong Hải quân Pháp dưới cái tên Foch từ năm 1963 cho tới khi bị bán lại năm 2000. Sau hơn 10 năm phục vụ Hải quân Brazil, con tàu bị loại biên khoảng 1 thập kỷ trước. Các điều tra cho rằng một số phần của thân tàu đã tích tụ nhiều khí độc tới mức không thể bước vào.

Vấn đề với São Paulo bắt đầu khi các nhà môi trường nghi ngờ tàu có nhiều hơn 10 tấn amiăng như báo cáo công bố. Hải quân Brazil cũng nói rằng đã loại bỏ nhiều chất độc hại trên tàu trong những năm qua nhưng không cung cấp bằng chứng, điều khiến các nhà hoạt động vì môi trường không cảm thấy hài lòng.

Thậm chí, trong quá trình khảo sát con tàu, nhiều khu vực đã bị phong tỏa và những người kiểm tra không thể tiến vào bên trong. Chính điều đó cho thấy 10 tấn amiăng trên tàu chỉ là ước tính. Con số thực tế có thể nhiều hơn.

Và chỉ trong vài tuần, các nhà hoạt động vì môi trường đã buộc nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho con tàu nhập cảng. Con tàu và tàu kéo của nó đã buộc phải quay lại. Tuy nhiên, hải trình của nó còn lâu mới kết thúc. Khi đến Brazil, Hải quân nước này đã không cho phép con tàu cập cảng. Họ lập luận rằng đây không còn là tài sản của họ nữa.

Theo quy định, khi hàng xuất khẩu bị nước nhập khẩu từ chối thông quan, nó sẽ phải được đưa trở lại nước đã xuất đi. Tuy nhiên, ngay cả may mắn đó cũng không thuộc về The São Paulo. Không cảng nào ở quốc gia mà nó từng đảm trách vai trò soái hạm chịu tiếp nhận lại nó.

Thời gian dài “bơ vơ” trên biển đã khiến thân tàu xuất hiện các vết nứt, khiến nhà chức trách Brazil lo ngại nó sẽ chìm và gây ra thảm họa môi trường. Chính vì thế, họ yêu cầu kéo nó ra khu vực cách bờ tới 200 hải lý. Khi mọi sự lâm vào bế tắc, Hải quân Brazil có ý định đánh chìm con tàu.

Tuy nhiên, điều này đã gặp phải sự phản đối gay gắt của các nhà hoạt động môi trường, những người lo ngại con tàu sẽ gây ra thảm họa với sinh vật biển bởi các chất ô nhiễm nó mang theo. Chính bởi vậy, số phận con tàu từng là niềm tự hào của Hải quân Brazil vẫn đang vô cùng bấp bênh.

Tham khảo: New York Times

Tin mới

Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
10 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
TP HCM: Nhiều gia đình “méo mặt” vì tiền điện tăng vọt
9 giờ trước
Nhiều hộ gia đình tại TP HCM bất ngờ vì hóa đơn tiền điện tháng 3-2025 tăng vọt, cao hơn nhiều so với dự đoán.
Xe điện mới của Honda vừa ra mắt: Pin, động cơ ra sao so với xe Yamaha, VinFast?
8 giờ trước
Đâu là mẫu xe điện đáng lựa chọn nhất?
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
5 giờ trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.
"Chiến thần" livestream bán hàng giả, trách nhiệm của sàn thương mại điện tử ở đâu?
7 giờ trước
(NLĐO) - Các sàn thương mại điện tử nơi cung cấp "chợ ảo" cho người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng bán hàng và có hưởng phần trăm từ doanh thu

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
1 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
1 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.