Chiếm top 3 ASEAN, Việt Nam mơ công nghiệp ô tô hoành trángicon

Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô được ưu tiên phát triển, để biến giấc mơ đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, những chính sách ưu tiên đến nay vẫn chưa thấy đâu. Các doanh nghiệp vẫn hy vọng và chờ đợi.  

Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô được ưu tiên phát triển, để biến giấc mơ đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, những chính sách ưu tiên đến nay vẫn chưa thấy đâu. Các doanh nghiệp vẫn hy vọng và chờ đợi.  

 

Hạ tầng yếu kém

Trong số các ngành công nghiệp hỗ trợ thì công nghiệp hỗ trợ ô tô luôn được ưu tiên phát triển bởi có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, tạo việc làm và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam vẫn rất yếu kém.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, với dòng xe cá nhân, hiện có 10 nhà sản xuất gốc (OEM) tham gia thị trường gồm: Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Ford, Mecerdes Benz, Thaco, TC Motor, VinFast. Các nhà sản xuất OEM thực hiện lắp ráp dạng CKD trên dây chuyền sản xuất gồm 4 công đoạn chính là: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định. Một số hãng có thêm công đoạn dập thân vỏ xe như Toyota, VinFast, Thaco...

Chiếm top 3 ASEAN, Việt Nam mơ công nghiệp ô tô hoành tráng
Việt Nam thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô

Trong chuỗi cung ứng, chỉ có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3. Một số nhà cung cấp sản xuất cả phụ tùng xe máy lẫn ô tô. Những linh kiện nội địa hóa được, chủ yếu là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn, sử dụng nhiều nhân công, giá rẻ như: ghế, ắc quy, nhựa cỡ lớn... Phần lớn linh kiện và cụm linh kiện phải nhập khẩu. Chưa kể, những linh kiện sản xuất ở Việt Nam đều có giá thành gấp 2-3 lần so với Thái Lan và Indonesia.

Nguyên nhân chính khiến ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô thời gian qua không phát triển được là do quy mô thị trường ô tô Việt Nam rất nhỏ bé. Các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam sản xuất thấp xa so với công suất thiết kế. Công suất của 10 nhà sản xuất đạt trên 500.000 xe/năm, nhưng sản lượng thực tế chỉ đạt khoảng một nửa. Do sản lượng thấp nên chi phí khấu hao thiết bị trên một đơn vị sản xuất lớn. Vì vậy, giá linh kiện nhà sản xuất trong nước thường cao hơn các sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài.

Quy mô ngành công nghiệp ô tô nhỏ bé được cho là do thuế phí quá cao, trong khi thu nhập của người dân còn thấp. Hiện mẫu xe lắp ráp trong nước có sản lượng lớn nhất là Toyota Vios chỉ đạt 27.000 chiếc/năm, bằng 1/8 sản lượng xe cùng loại tại Thái Lan. Bất lợi về sản lượng khiến công nghiệp hỗ trợ gặp khó.

Giấc mơ có thành hiện thực?

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/3/2018 của Bộ Chính trị định hướng: Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm 3 khu vực ASEAN.

Để đạt được mục tiêu này, theo Nghị quyết, phải ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực cơ khí như: ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,... Hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Như vậy, có thể thấy, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, sẽ được ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2030, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chiếm top 3 ASEAN, Việt Nam mơ công nghiệp ô tô hoành tráng

Nghị quyết 115 NQ-CP 2020 về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ ban hành ngày 6/8/2020 cũng khẳng định: Công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế. 

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng nhất để Việt Nam cải thiện chất lượng nền kinh tế, phát triển bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình; giúp tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Từ đó, tạo tính lan tỏa mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2018-2020 Chính phủ đã ban hành một số chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô và nguyên vật liệu, vật tư sản xuất linh kiện ô tô, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất trong nước với công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, điều này chỉ giúp giảm bớt bất lợi cho ngành công nghiệp hỗ trợ chứ không phải là chính sách mang tính đột phá, tạo động lực, tạo sức bật cho công nghiệp hỗ trợ ô tô. 

Cuối năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bắt tay xây dựng đề án phát triển hệ sinh thái đối với ngành sản xuất ô tô, trình Chính phủ trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp và năm 2030 là 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho lắp ráp ô tô trên lãnh thổ Việt Nam. Các doanh nghiệp này có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu này quá tham vọng. Thái Lan phát triển ngành công nghiệp ô tô cách đây gần 50 năm, đến nay mới tạo ra hệ sinh thái với khoảng 2.000 nhà cung cấp linh kiện, đáp ứng tỷ lệ nội địa 70-80%. Indonesia đã phát triển ngành công nghiệp ô tô khoảng 30 năm, cũng mới tạo ra hệ sinh thái với khoảng 1.000 nhà cung cấp linh kiện, đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa 50-60%.

Như vậy, việc trong vòng 5 năm nữa Việt Nam đạt 1.000 nhà cung cấp, đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa 45% và 10 năm nữa, đạt 2.000 nhà cung cấp, đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa 70%, từ hạ tầng yếu kém như hiện nay là quá tham vọng.

Giới chuyên gia cho rằng, muốn đạt mục tiêu này, cần có các chính sách để tăng quy mô sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước hàng năm lên. Cụ thể là ưu đãi thuế, phí, giúp doanh nghiệp giảm giá xe, hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng mua xe trong nước, ngăn chặn xe nhập khẩu nguyên chiếc giá rẻ tràn vào... Có như vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ mới phát triển, góp phần biến giấc mơ trở thành quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa thuộc nhóm 3 khu vực ASEAN vào năm 2030 thành hiện thực.

Trần Thủy

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
5 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
5 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
5 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
5 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.
Tiết lộ về cuộc đột kích bí mật, bất ngờ của hàng trăm cảnh sát, thu 1,4 tấn ma túy giá hàng nghìn tỷ
27/03/2025 07:58
Lãnh đạo Cục C04 thông tin, hàng tấn ketamin vừa bị thu giữ có hàm lượng tinh khiết nhất do các đối tượng có tay nghề cao sản xuất ra.
Founder Nhật Bản mang 'chất xám' đến châu Phi, bán xe điện chỉ với giá hơn 46 triệu đồng
26/03/2025 12:35
Công ty khởi nghiệp này đã đặt cược vào xe máy chạy điện.