Chiến lợi phẩm từ chiến tranh thương mại: Việt Nam và phần còn lại của châu Á - Ai được ai mất?

23/05/2019 11:20
South China Morning Post cho rằng: Mọi chiến thắng đều chỉ là nhất thời. Sau cùng, tất cả đều thua cuộc.

Nói về những bên thua thiệt rõ ràng trong cuộc chiến này, South China Morning Post kể đến Singapore, Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc - 4 nền kinh tế được biết đến với tên gọi những con rồng châu Á. Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế này thật ảm đạm, khi khối lượng hàng hóa vận chuyển dự kiến ​​sẽ giảm, và sự bất ổn đang khiến kế hoạch mở rộng của các công ty vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong một đòn đánh mới giáng vào Trung Quốc, ông Trump đã ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng công nghệ được sản xuất bởi bất kỳ công ty nào bị cho là gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Vài giờ sau, Huawei và 70 chi nhánh của họ đã được thêm vào lệnh cấm khỏi các công ty mua linh kiện và công nghệ của Mỹ, trừ khi người bán có sự chấp thuận của chính phủ. 

Những sự kiện bên lề cũng góp phần làm gay cấn thêm cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khiến người ta lo ngại ở Bắc Kinh rằng Tổng thống Donald Trump đang tìm cách kiểm soát sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Huawei đã bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào tầm ngắm từ sớm, tạo áp lực lên các đồng minh của mình, không cho phép Huawei được lan tỏa mạng 5G siêu tốc của họ.

Giám đốc điều hành của Deutsche Risk Group - ông Jakob Korslund, nói rằng các công ty trên khắp châu Á sẽ thấy những động thái mới nhất này chính là một lời nhắc nhở rằng các hoạt động kinh doanh đang gắn bó chặt chẽ với bối cảnh chính trị hơn bao giờ hết: "Đôi khi tôi liên tưởng đến những con voi, khi chúng tấn công nhau, rất nhiều thứ quanh chúng vô tình bị phá hủy".

Dù thế, các chuyên gia vẫn cho rằng, các quốc gia mới nổi ở Đông Nam Á sẽ hưởng lợi từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trong ngành nội thất và may mặc, Malaysia trong công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng và Thái Lan trong ngành công nghiệp ô tô. Đồng thời, cả ba cũng sẽ có lợi thế trong lĩnh vực thiết bị công nghệ thông tin và sản xuất linh kiện điện tử, theo dữ liệu từ Báo cáo kinh tế khu vực năm 2018 của Asean + 3 (AMRO).

Chiến lợi phẩm từ chiến tranh thương mại: Việt Nam và phần còn lại của châu Á - Ai được ai mất? - Ảnh 1.

Môi trường pháp lý ổn định, cơ sở hạ tầng giao thông đang được cải thiện và khả năng tăng cường chi tiêu công khiến Việt Nam, Thái Lan và Malaysia sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mà cuộc chiến thương mại dự kiến ​​sẽ mang lại, và để vượt qua sự sụt giảm xuất khẩu trên toàn khu vực. 

"Cuộc chiến thương mại có thể đánh bật nền kinh tế đang tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay", Uông Dương - một trong bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cho biết. Bắc Kinh trước đó đã dự báo tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay.

"Điều này đã khiến ASEAN ngày càng đóng vài trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu", Siwage Dharma Negara, thành viên cao cấp và điều phối viên của trung tâm nghiên cứu Apec tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore cho biết. 

Ngân hàng Phát triển Châu Á đã ước tính rằng, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ cần 1,7 nghìn tỷ USD chi cho cơ sở hạ tầng mỗi năm từ giờ cho đến năm 2030. Jon Cowley, luật sư thương mại quốc tế cao cấp tại Baker McKenzie ở Hong Kong cho biết: "Các công ty sẽ ngần ngại đầu tư vào các nhà máy mới trong thời điểm kinh tế thế giới bất ổn. Tuy nhiên, nếu như thuế quan tồn tại trong một thời gian dài, nhiều công ty sẽ đầu tư vào các chuỗi sản xuất mới. Đông Nam Á đang ở vị trí đắc địa để hưởng lợi".

Cho đến nay, hầu hết sự chuyển dịch chuỗi giá trị đã diễn ra trong các ngành công nghiệp kỹ năng thấp như dệt may, thay vì các ngành kỹ năng cao như CNTT, mặc dù một số khía cạnh của chuỗi giá trị công nghệ cao đã bắt đầu rời Trung Quốc.

Mặc dù dường như được thúc đẩy bởi những căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, nhiều nhà phân tích vẫn cho rằng chuỗi cung ứng thay đổi là một quá trình tất yếu - và tin rằng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng thậm chí có thể báo trước sự sụp đổ của hệ thống thương mại quốc tế. Nhiều khả năng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể sẽ kéo dài. 

Ông Keith Seung-Youn Oh, giáo sư trợ lý tại Đại học Bryn Mawr ở Philadelphia, giải thích: Các quốc gia Châu Á là nhà cung cấp các bộ phận và linh kiện cho Trung Quốc, sẽ được lắp ráp thành các sản phẩm xuất khẩu cuối cùng, mà điểm đến của chúng thường là Hoa Kỳ. Do đó, các quốc gia này sẽ gián tiếp đối mặt với những tác động tiêu cực lớn từ cuộc chiến thương mại. Các nhà kinh tế cũng cảnh báo rằng đồng CNY suy yếu có thể khiến hàng hóa Trung Quốc có giá cạnh tranh hơn so với sản phẩm đến từ Đông Nam Á.

Công ty cao su Guangken ở miền nam Thái Lan cung cấp cao su cho các nhà sản xuất lốp xe Trung Quốc. Trung Quốc đã cắt giảm mua hàng của họ sau khi bị Mỹ đánh thuế. Panida Ta-en - Phó giám đốc công ty cho biết: "Chúng tôi đã cảm nhận được tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại kể từ năm ngoái. Khách hàng của chúng tôi ở Trung Quốc chủ yếu là các nhà sản xuất lốp xe, và chúng tôi cũng chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc. Chúng tôi thường xuất khoảng 3.000-4.000 tấn cao su chế biến đến Trung Quốc mỗi tháng, nhưng vài tháng qua, chúng tôi đã bị giảm xuống chỉ còn 2.500-3.000 tấn".

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
37 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
23 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
37 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
1 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
15 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.239.904 VNĐ / tấn

165.60 JPY / kg

4.88 %

+ 7.70

Đường

SUGAR

10.380.407 VNĐ / tấn

18.11 UScents / lb

1.12 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

211.868.296 VNĐ / tấn

8,149.00 USD / mt

3.53 %

- 298.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

196.683.198 VNĐ / tấn

343.14 UScents / lb

2.81 %

- 9.90

Gạo

RICE

15.645 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

2.40 %

- 0.33

Đậu nành

SOYBEANS

9.819.636 VNĐ / tấn

1,027.90 UScents / bu

1.49 %

+ 15.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.529.015 VNĐ / tấn

297.60 USD / ust

1.05 %

+ 3.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
20 giờ trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
20 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
21 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
1 ngày trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.