Chiến lược châu Á của Mỹ gặp thách thức

18/08/2019 10:57
Chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền tiền nhiệm bị khai tử cùng với lập trường "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump và sự xáo trộn nhân sự trong Lầu Năm Góc đã đặt ra không ít nghi vấn: Châu Á đang ở đâu trong các chính sách ưu tiên của Mỹ?

Các quan chức quốc phòng, ngoại giao, nhà phân tích chiến lược khu vực cho biết họ đang phân tích chặt chẽ các tín hiệu từ tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper về chiến lược, đầu tư và triển khai quân đội Mỹ trong khu vực. Thu hút sự chú ý mới đây là những bình luận của ông chủ Lầu Năm Góc trong chuyến công du châu Á, tại đây ông Esper bày tỏ hy vọng sớm triển khai các tên lửa thông thường tầm trung trong khu vực. Ông Esper đã đưa ra bình luận một ngày sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Washington viện dẫn lý do Nga không tuân thủ hiệp ước năm 1987 và ông Esper cho rằng muốn triển khai các tên lửa với khả năng tiên tiến hơn trong khu vực sớm nhất có thể. Ở khu vực Thái Bình Dương, các nhà quan sát nhận định Úc và Hàn Quốc có thể được chọn là địa điểm tiềm năng triển khai tên lửa của Mỹ nhưng lãnh đạo các nước này khẳng định không đàm phán với Washington về các kế hoạch như vậy.

 Chiến lược châu Á của Mỹ gặp thách thức - Ảnh 1.

Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ neo đậu ở TP Busan - Hàn Quốc Ảnh: AP

Theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), Mỹ có khoảng 800 căn cứ trải rộng trên mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các căn cứ của Mỹ kéo dài từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản, căn cứ không quân Andersen ở Guam đến các cơ sở nhỏ không cố định phục vụ tiếp nhiên liệu và neo đậu phương tiện không quân và hải quân ở những nơi như Singapore và Thái Lan.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khu vực cho rằng bất kỳ nỗ lực nào của Washington nhằm bổ sung các cơ sở hiện có ở nước ngoài sẽ phải đối mặt với vô số rào cản, trong số đó có cả sự phản đối gay gắt từ trong nước. Nhà phân tích hải quân Singapore Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nhận định thậm chí Nam Thái Bình Dương, nơi được xem là điểm đến mới của các căn cứ Mỹ, việc tiếp cận cũng chưa chắc được bảo đảm, đặc biệt là nhiều quốc gia ở đây không muốn chọc giận Trung Quốc.

Ông Kashish Parpiani thuộc Tổ chức Nghiên cứu quan sát (Ấn Độ) nhận định New Delhi dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đã phát triển quan hệ quốc phòng với Mỹ bất kể bất đồng trên các mặt trận khác như thương mại. Tuy nhiên, ông Pankaj Jha, giáo sư về nghiên cứu quốc phòng và chiến lược tại Trường ĐH Toàn cầu O.P. Jindal (Ấn Độ), cho rằng: "Ấn Độ sẽ không bao giờ gây chiến với Trung Quốc và Bắc Kinh cũng không muốn gây hấn với New Delhi. Lựa chọn của Mỹ liên quan đến việc lôi kéo Ấn Độ vào một chiến lược chống Trung Quốc là rất hạn chế".

Trong khi đó, ông Michael H. Fuchs, cựu trợ lý hàng đầu của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hiểu được những hoài nghi của giới chức quốc phòng trong khu vực về chiến lược châu Á của Mỹ bất chấp nỗ lực của Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc. Cựu quan chức này cho rằng Tổng thống Trump đặc biệt quan tâm vấn đề thương mại và Triều Tiên mà không có bất kỳ chiến lược nào khác.

Ông Fuchs phản đối việc Tổng thống Trump chấm dứt chiến lược dài hạn ở châu Á của những người tiền nhiệm, thay vào đó bắt đầu cuộc chiến thương mại và có mối quan hệ gần gũi với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương này cảnh báo việc hoạch định chính sách quốc phòng ở Mỹ cho thấy khả năng chiến lược của Mỹ ở châu Á là không thể đoán trước trong nhiều năm khi sự thay đổi tại Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao có thể sẽ trở thành thông lệ nếu ông Trump tái đắc cử vào năm tới.

Ông Fuchs nói thêm các kế hoạch quốc phòng của Mỹ được thực hiện với giả định mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng và phải có khả năng phản ứng trước bối cảnh địa chính trị khó lường.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
20 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
55 phút trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
19 phút trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
33 phút trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
2 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
22 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.