Chiến lược làm giàu của tỷ phú kiếm được nhiều tiền hơn Elon Musk và Jeff Bezos

26/03/2021 18:10
Gautam Adani, ông chủ Adani Group hiện là người kiếm được nhiều tiền nhất năm 2021 trên bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, tỷ phú Adani đã giành được quyền kiểm soát 7 sân bay và gần 1/4 lưu lượng hàng không Ấn Độ.

Sau hai thập kỷ xây dựng đế chế kinh doanh tập trung vào lĩnh vực than đá, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani hiện đang đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để củng cố vững chắc vị thế và sự phát triển của tập đoàn trong tương lai. Các kế hoạch đầy tham vọng của ông đang nhận được sự hỗ trợ từ Thủ tướng Narendra Modi.

Tỷ phú Adani nổi lên như “ông trùm” cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, với danh mục dự án đầu tư đa dạng, từ khai khoáng, cảng biển, nhà máy điện tới sân bay, trung tâm dữ liệu và cung ứng thiết bị quốc phòng – những lĩnh vực mà Thủ tướng Modi xác định là có vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế của Ấn Độ.

Giá trị thị trường của 6 công ty đã niêm yết thuộc tập đoàn do tỷ phú Adani đứng đầu đã tăng thêm 79 tỷ USD trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đồng thời đánh dấu quãng thời gian 12 tháng liên tiếp có hoạt động kinh doanh tốt nhất kể từ khi thành lập. Mức tăng này chỉ xếp sau hai đế chế kinh doanh lớn nhất Ấn Độ là tập đoàn Tata và Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani. Nhiều cái tên lớn như tập đoàn dầu mỏ Total (Pháp) và quỹ đầu tư Warburg Pincus (Mỹ) cũng đã đầu tư vào các doanh nghiệp dưới trướng của tỷ phú Adani.

Chiến lược làm giàu của tỷ phú kiếm được nhiều tiền hơn Elon Musk và Jeff Bezos - Ảnh 1.

Tỷ phú Gautam Adani. Ảnh: Aijaz Rahi/AP

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, tỷ phú Adani đã giành được quyền kiểm soát 7 sân bay và gần 1/4 lưu lượng hàng không Ấn Độ. Mới đây, ông cũng tiết lộ kế hoạch tăng công suất mảng năng lượng tái tạo thuộc đế chế của mình lên 8 lần vào năm 2025, với kỳ vọng sẽ được hưởng lợi khi chính phủ tranh luận về các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, trong đó bao gồm cắt việc giảm khí thải nhà kính vào giữa thế kỷ này.

Tuần trước, ông đã giành được hợp đồng đồng khai thác cảng biển ở Sri Lanka, nước láng giềng mà Ấn Độ đang tìm cách tăng cường quan hệ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Trước đó, hồi tháng 2, Adani Enterprises Ltd. cũng đã thành công ký kết thỏa thuận với EdgeConneX để phát triển và vận hành các trung tâm dữ liệu trên khắp Ấn Độ.

Đế chế ngành than

Các công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới than đá mang lại đến 80% khoảng lợi nhuận 13 tỷ USD của cả tập đoàn.

“Adani là người hiểu rõ về chính trị và đã đầu tư vào hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng dài hạn, nhạy cảm", Tim Buckley, Giám đốc Nghiên cứu tài chính năng lượng khu vực Australia và Nam Á thuộc Viện kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) nhận định. “Miễn là Ấn Độ còn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ, tập đoàn do ông ấy lãnh đạo sẽ ngày càng trở nên thịnh vượng và trở thành miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư toàn cầu".

Phát biểu tại Hội nghị của JPMorgan Ấn Độ hồi tháng 9 năm ngoái, tỷ phú Adani cho biết, việc tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã hình thành “cốt lõi triết lý xây dựng quốc gia” của tập đoàn, và nhờ đó, tập đoàn của ông đã tạo ra hàng nghìn việc làm cũng như mang tới những giá trị lớn chưa từng có cho các cổ đông của mình. Phát ngôn viên của tập đoàn từ chối bình luận về chuyện này.

Khởi đầu với tư cách là một nhà kinh doanh hàng hóa vào cuối những năm 1980, tỷ phú Adani hiện giàu hơn cả tỷ phú người Trung Quốc Jack Ma, và là người giàu thứ hai Ấn Độ với khối tài sản ròng trị giá 56 tỷ USD. Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, chỉ tính riêng trong năm 2020, khối tài sản của ông đã tăng tới 50 tỷ USD, nhiều hơn 5 tỷ USD so với mức gia tăng tài sản của tỷ phú giàu nhất châu Á Ambani. Tốc độ gia tăng tài sản từ đầu năm tới nay của tỷ phú Adani hiện cũng vượt mặt tất cả các tỷ phú khác trên thế giới.

Adini bắt đầu được thế giới chú ý khi giành được dự án khai thác than ở Australia năm 2010. Kể từ đó, ông cũng trở thành mục tiêu chỉ trích của các nhà hoạt động môi trường khí hậu. Chiến dịch “Ngăn chặn Adani” của các nhà bảo vệ môi trường đã gây ra áp lực buộc các bên cho vay ngừng cung cấp các khoản tín dụng, khiến sự phát triển của tập đoàn bị gián đoạn. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg năm 2019, tỷ phú Adani cho biết mục tiêu của dự án là đảm bảo an ninh năng lượng cho Ấn Độ và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Chiến lược làm giàu của tỷ phú kiếm được nhiều tiền hơn Elon Musk và Jeff Bezos - Ảnh 2.

Than đá mang lại đến 80% khoảng lợi nhuận 13 tỷ USD của cả tập đoàn Adani. Nguồn: Bloomberg

Ở quê nhà, cái tên Adani cũng là trung tâm của một cuộc tranh cãi đang có xu hướng ngày càng nóng lên, đặc biệt là sau khi ông Modi trở thành thủ tướng Ấn Độ vào năm 2014. Những người phản đối cho rằng, thành công của ông Adani phần lớn là nhờ sự thân thiết với ông Modi – một cáo buộc mà ông trùm này cực lực phủ nhận – và xu hướng điều chỉnh các chính sách đầu tư của ông này luôn tương thích với các mục tiêu chính sách của ông Modi.

Họ cũng trích dẫn nhiều báo cáo cho thấy chính quyền của ông Modi đã nới lỏng các quy tắc đấu thầu sân bay, giúp tập đoàn của ông Adani đủ điều kiện đấu thầu mặc dù chưa có kinh nghiệm điều hành sân bay trước đó. Hợp đồng cho thuê mà tập đoàn này giành được ở bang Kerala cũng phải đối mặt với việc bị kiện ra tòa, khi một quan chức địa phương vào năm ngoái đã gọi việc trúng thầu là “một hành động của chủ nghĩa thân hữu trơ trẽn”.

Tập đoàn Adani đã bác bỏ những tuyên bố này và khẳng định mình đã giành chiến thắng thông qua một quá trình cạnh tranh công bằng. Trong một tuyên bố hôm 21/1/2021, chính phủ Ấn Độ cho biết tập đoàn Adani là người đặt giá thầu cao nhất trong số 86 nhà thầu đăng ký và quá trình đấu thầu diễn ra hoàn toàn minh bạch. Tòa án tối cao Ấn Độ vẫn đang xét xử vụ tranh chấp. Đại diện tập đoàn Adani từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Các mối quan hệ trong quá khứ

Giống như Thủ tướng Modi, tỷ phú Adani đến từ bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Khoảng hai thập kỷ trước, tỷ phú Adani đã công khai ủng hộ ông Modi khi ông này vướng phải một cuộc khủng hoảng đe dọa chấm dứt sự nghiệp của nhà chính trị gia đang lên. Tỷ phú Adani đã tạo ra các mối quan hệ vận động hành lang trong ngành công nghiệp của khu vực và giúp khởi động hội nghị thượng đỉnh đầu tư toàn cầu hai năm một lần ở Gujarat vào năm 2003. Chính những điều này đã góp phần củng cố uy tín của ông Modi trong giới doanh nhân.

“Mối quan hệ giữa ông Modi và ông Adani bắt đầu từ năm 2003", Nilanjan Mukhopadhyay, một nhà phân tích chính trị, người đã viết cuốn tiểu sử “Narendra Modi: The Man, the Times” cho biết. “Vận may của Adani chắc chắn sẽ không đến” nếu ông Modi không lên cầm quyền. Nếu điều đó xảy ra, ông ấy sẽ bắt đầu thiết lập quan hệ chặt chẽ với đảng cầm quyền mới, nhà phân tích Mukhopadhyay cho biết thêm.

Phát biểu trước quốc hội hồi tháng trước, Thủ tướng Modi đã khẳng định rằng vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế cũng quan trọng như khu vực công và sự tồn tại của những người tạo ra của cải là rất cần thiết. Người đại diện của ông Adani từ chối bình luận về phát ngôn này.

Chuyển hướng kinh doanh

Thị trường tín dụng sôi động là nguồn lực giúp tập đoàn Adani không ngừng mở rộng. Tháng 1 vừa qua, công ty Adani Ports & Special Economic Zone đã bán trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 10 năm với lãi suất 3,1%, trong khi vào tháng 6/2019, mức lãi suất này là 4,375%. Trong khi đó, Adani Green Energy đã ký một khoản vay 1,35 tỷ USD vào tuần trước với 12 ngân hàng bao gồm Standard Chartered Plc và Sumitomo Mitsui Banking Corp.. Đây là một trong những khoản vay cho các dự án có thể tái tạo lớn nhất ở châu Á.

Mặc dù theo ước tính của Credit Suisse, tổng nợ của tập đoàn Adani đã tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, lên 24 tỷ USD trong sáu tháng tính đến hết tháng 9/2020, song sự hiện diện của các công ty con cũng như hàng rào bảo vệ cho các công ty này từ năm 2015 đến nay vẫn khiến các tổ chức tín dụng cảm thấy an tâm.

Mối đe dọa lớn nhất mà tỷ phú Adani phải đối mặt lúc này là than đá. Các tổ chức tài chính trên khắp thế giới đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc tránh cấp vốn cho các dự án năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Adani Enterprises là nhà nhập khẩu lớn nhất của Ấn Độ và cũng là nhà thầu khai khoáng với công suất khai thác lên tới 101 triệu tấn than đá mỗi năm. Các khoản đầu tư trị giá hơn 2 tỷ USD của ông tại Australia cũng đang gặp nhiều thách thức và bị chậm tiến độ. Điều này có thể gây rủi ro cho bất kỳ đơn vị nào tham gia tài trợ cho dự án.

Cắt giảm nhập khẩu

Các dự án mới của tỷ phú Adani có vẻ không gặp phải quá nhiều khó khăn như vậy. Khi ông Modi ra chủ trương khuyến khích nội địa hóa các thiết bị quốc phòng, Adani đã nhanh chóng tăng công suất để cung ứng cho quân đội. Vị tỷ phú này cũng mở rộng quy mô sản xuất các pin và module năng lượng mặt trời theo lời kêu gọi từ chương trình “Make in India” (Sản xuất tại Ấn Độ) của Thủ tướng Modi. Việc tham gia vào xây dựng trung tâm dữ liệu được cho là cũng vì hưởng ứng dự luật lưu trữ thông tin địa phương của chính phủ.

Việc nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Adani cũng phù hợp với các ưu tiên của chính quyền ông Modi, khi ngân sách nhà nước không đủ để tài trợ cho các mục tiêu cơ sở hạ tầng quốc gia. Ngay trong tháng này, quỹ đầu tư Warburg Pincus của Mỹ đã thông báo khoản đầu tư 110 triệu USD vào công ty Adani Ports and Special Economic Zone, trong khi tập đoàn Total của Pháp đã nâng tổng vốn đầu tư vào Adani Green lên 2,5 tỷ USD.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
31 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.