Chiến lược phát triển Khánh Hòa thành trung tâm khu vực

28/04/2022 10:30
Chính phủ ban hành một chương trình hành động để đưa tỉnh Khánh Hòa trở thành một cực tăng trưởng khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, ngang tầm các thành phố lớn của châu Á.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Nghị quyết 42 ban hành chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đưa Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc trung ương, là trung tâm của Nam Trung Bộ - Tây Nguyên vào năm 2030 và trở thành đô thị thông minh, bền vững, bản sắc ngang tầm các thành phố lớn châu Á vào năm 2050.

Mục tiêu GRDP đạt 189 triệu đồng/người

Chương trình hành động của Chính phủ đưa ra 4 mục tiêu, yêu cầu. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 7,1%/năm; tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 354.000 tỉ đồng. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người ở Khánh Hòa đạt 104 triệu đồng/người. Giai đoạn 2026 - 2030, Khánh Hòa tăng trưởng GRDP đạt 8,8%/năm, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 664.000 tỉ đồng; đến năm 2050, thu nhập bình quân đầu người đạt 189 triệu đồng.

Để đáp ứng được các mục tiêu này, Chính phủ đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó, đặc biệt là nhiệm vụ về xây dựng, thực hiện tốt công tác quy hoạch, gồm 7 quy hoạch: Quy hoạch xây dựng tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khu Kinh tế Vân Phong; quy hoạch chung TP Nha Trang; quy hoạch đô thị mới Cam Lâm; đề án thí điểm cơ chế chính sách đặc thù; đề án Khánh Hòa trực thuộc trung ương; quy hoạch khu du lịch quốc gia Bắc bán đảo Cam Ranh. Về phát triển kinh tế, Chính phủ đưa ra 9 nhiệm vụ giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; kinh tế xanh, tuần hoàn.

Chiến lược phát triển Khánh Hòa thành trung tâm khu vực - Ảnh 1.

Theo chương trình hành động của Chính phủ, sẽ xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của Nam Trung Bộ - Tây Nguyên

Bên cạnh đó, chương trình hành động của Chính phủ cũng chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông; thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực dựa vào đẩy mạnh cải cách hành chính và môi trường đầu tư; phát triển nguồn lực con người và khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng lao động, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, dân tộc, tôn giáo; tăng cường hợp tác liên kết vùng; quản lý sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo quốc gia.

Bốn mũi nhọn kinh tế

Từ Nghị quyết của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Chính phủ, mới đây, ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, đã ký ban hành chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh này. Trong đó, xác định 4 mũi nhọn để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Cụ thể, về công nghiệp, sẽ ưu tiên phát triển theo chiều sâu; mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh như: đóng tàu, chế biến thủy sản, chế biến các sản phẩm từ yến sào, cơ khí... Nghiên cứu xây dựng, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút các nhà đầu tư chiến lược; nâng cao hiệu quả, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Khu Kinh tế Vân Phong, khu công nghiệp Ninh Thủy, Dốc Đá Trắng, Vạn Thắng, Nam Cam Ranh... Phấn đấu tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lên 70%.

Về phát triển ngành nông nghiệp, sẽ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số gắn với chế biến; phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo quy mô trang trại, vùng trọng điểm, vùng chuyên canh; quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi từ nuôi lồng bè truyền thống sang nuôi công nghệ cao và nuôi công nghiệp vùng biển xa bờ; chính sách hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa phương tiện đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Về phát triển dịch vụ, du lịch, sẽ chú trọng phát triển dịch vụ logistics, hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chú trọng các sản phẩm du lịch đẳng cấp, chất lượng cao… Phấn đấu đến năm 2025, lượng du khách đạt 11 triệu lượt/năm và 15,4 triệu lượt vào năm 2030.

Về phát triển kinh tế biển, sẽ đầu tư phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, đưa Khu Kinh tế Vân Phong trở thành động lực của tỉnh, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

TS Trần Quang Mẫn, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, cho rằng nhân lực là điều then chốt để đáp ứng các mục tiêu này. Việc phát triển nguồn nhân lực thực hiện từ các cấp phổ thông, dạy nghề, đại học và sau đại học, giáo dục cộng đồng… Do đó, tỉnh cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Củng cố chính quyền, hoàn thiện quy hoạch

Ông Phạm Văn Chi - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa - cho rằng cần củng cố bộ máy chính quyền, giao kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, địa phương để thực hiện mục tiêu đề ra.

Còn ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, cho biết một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, làm cơ sở, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Khánh Hòa sẽ phủ kín quy hoạch phân khu xây dựng, phân khu đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
3 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
2 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
56 phút trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
22 phút trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
52 phút trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
15 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
16 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
16 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".