Chiến lược xây tổ đón "đại bàng" khi thuế không còn là lợi thế?

23/02/2023 07:19
15% là mức thuế tối thiểu toàn cầu dành cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn dự kiến sẽ áp dụng vào năm sau.

Với những quốc gia trong đó có Việt Nam, ưu đãi thuế thấp hấp dẫn thấp hơn mức 15% sẽ phải điều chỉnh ra sao, chiến lược thu hút vốn FDI sẽ phải thay đổi khi thuế không còn là lợi thế?

Theo đó, ưu đãi thuế tới đây sẽ không hoàn toàn là lợi thế để thu hút nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia bởi khi năm sau "Quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu" nằm trong khuôn khổ chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận sẽ thực thi. Đây là thoả thuận đa phương với sự tham gia của hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới với mức thuế tối thiểu thống nhất là mức 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên.

Chiến lược xây tổ đón đại bàng khi thuế không còn là lợi thế? - Ảnh 1.

15% là mức thuế tối thiểu toàn cầu dành cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn dự kiến sẽ áp dụng vào năm sau (Ảnh minh hoaj)

Mới đây nhất, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố chi tiết bản hướng dẫn cuối cùng đối với chính phủ các nước về cách thức đưa thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào các văn bản luật, tiến gần hơn tới việc thực hiện cải cách này vào năm sau. OECD dự kiến cải cách trên sẽ giúp tạo ra thêm 220 tỷ USD thu nhập thuế trên toàn cầu.

Trước đó tháng 12 năm ngoái, các nước Liên minh châu Âu (EU) nhất trí mức thuế tối thiểu này trong toàn khối. Quốc hội Hàn Quốc cũng đã thông qua Đạo luật điều chỉnh Thuế trong đó sẽ áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024. Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo Dự thảo cải cách thuế, tiến tới việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024. Đây là các quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam và do đó, việc chính thức áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có nhiều tác động tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài (FDI) tại Việt Nam.

Liên quan đến quá trình triển khai thuế tối thiểu toàn cầu, ông Robert King - Lãnh đạo dịch vụ thuế thị trường Đông Dương, Công ty tư vấn EY Việt Nam cho biết, nhiều quốc gia đang triển khai nội luật hoá thuế tối thiểu toàn cầu, các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia cũng đang chờ đợi xem phải trả thêm khoản thuế như thế nào. Do đó vấn đề đặt ra là sớm hay muộn các công ty đó phải trả thêm thuế để đảm bảo mức tối thiểu 15%. Nơi nào các công ty sẽ trả, ở quốc gia nơi đặt công ty mẹ hay là tại nơi họ đang hoạt động?

"Việt Nam là một trong những nơi đặt trụ sở công ty con của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Việt Nam nếu chậm triển khai sẽ mất cơ hội này. Cùng với đó là lợi thế cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng nếu không có phương án hấp dẫn nhà đầu tư tương xứng", ông Robert King cho biết

Còn theo PGS.TS Vũ Minh Khương - Đại học Quốc gia Singapore, Việt Nam đang hội nhập rất sâu với nền kinh tế thế giới khi tỷ lệ thương mại/GDP sấp sỉ 200%. Đặc biệt Việt Nam chú trọng vào các ngành công nghệ chế tạo có dòng công nghệ cao và thương mại với những nước tiên tiến, tham gia sâu vào toàn cầu.

"Việc gấp rút thực thi thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề đặc biệt quan trọng mà chính phủ nên sâu sát với các chuyên gia, tư vấn cũng như các tập đoàn đã đầu tư vào Việt Nam có lợi nhuận lớn. Mức thuế tối thuế là 15% mà Việt Nam không có phương sách gì cụ thể, họ sẽ chuyển ra nước ngoài", ông Khương lưu ý.

Về vấn đề làm sao để Việt Nam dành quyền thu thuế, theo ông Robert King - Lãnh đạo dịch vụ thuế thị trường Đông Dương, Công ty tư vấn EY Việt Nam, Việt Nam cần nghiên cứu và triển khai sớm thuế tối thiểu nội địa, thuế bổ sung nội địa phải tính toán lợi nhuận và nghĩa vụ thuế bổ sung cơ bản như thuế tối thiểu toàn cầu. Hiểu đơn giản khi đó mọi doanh thu của công ty hay tập đoàn đó sẽ ưu tiên bị đánh thuế tại nơi công việc đó được thực hiện, ở đây là Việt Nam.

Chiến lược xây tổ đón đại bàng khi thuế không còn là lợi thế? - Ảnh 2.

Việt Nam vừa cần gấp rút triển khai thực thi thuế tối thiểu toàn cầu cũng như các giải pháp để giữ chân, thu hút các nhà đầu tư

Với việc áp dụng thuế bổ sung như vậy, nhà đầu tư có thể thấy môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn, làm sao để môi trường đầu tư hấp dẫn hơn? Về vấn đề này theo ông Robert King, mức thuế tối thiểu toàn cầu áp dụng cho các tập đoàn lớn có tổng doanh thu từ 750 triệu USD. Các doanh nghiệp có mức thu nhập dưới mức này sẽ không bị ảnh hưởng. Do đó chính sách thuế ưu đãi thấp và hấp dẫn vẫn có thể được thực hiện với các nhà đầu tư đó.

Tuy nhiên theo ông Robert King, cần lưu ý nguyên tắc khi doanh nghiệp đóng thuế tối thiểu 15% thì quốc gia đó không được trả quyền lợi hay bất cứ hình thức hỗ trợ nào ngược lại và tương xứng cho các doanh nghiệp đó. Đây là điểm thúc đẩy quốc gia, các địa phương phải cân nhắc sử dụng phần thuế đóng thêm đó sao cho hiệu quả vào cơ sở hạ tầng, quy trình quản lý, qua đó nâng cao môi trường đầu tư.

Còn theo PGS.TS Vũ Minh Khương - Đại học Quốc gia Singapore, cần trích một phần phần thuế thu thêm được từ thuế tối thiểu toàn cầu cho công cuộc phát triển, xây tổ "đại bàng". Trước hết là nâng cao năng lực của những cán bộ công nhân làm việc trực tiếp với khu vực đầu tư nước ngoài. Thứ hai là đổi mới sáng tạo cho toàn quốc, thứ ba là những vấn đề công nghiệp bản địa hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài, cuối cùng là vấn đề nâng cao năng suất.

Chiến lược xây tổ đón đại bàng khi thuế không còn là lợi thế? - Ảnh 3.

Theo PGS.TS Vũ Minh Khương, cần nâng cao năng lực của những cán bộ công nhân làm việc trực tiếp với khu vực đầu tư nước ngoài, đổi mới sáng tạo cho toàn quốc, nâng cao chất lượng công nghiệp bản địa hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài, cũng như nâng cao năng suất

Hiện ưu đãi thuế dựa trên thu nhập đối với nhà đầu tư tại Việt Nam là 7-9%, nhưng khi phải áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tăng lên mức tối thiểu 15%. Việt Nam sẽ cần sẵn sàng kế hoạch thu hút đầu tư mới với lợi thế cạnh tranh như cơ sở hạ tầng, chất lượng và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.

Các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư như Indonesia, Malaysia, hay Hong Kong (Trung Quốc)… cũng đang tích cực chuẩn bị cho việc chính thức áp dụng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024.

Thời gian thực thi Thuế suất tối thiểu toàn cầu càng gần, đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu các chính sách và giải pháp cho việc thực thi quy tắc Thuế suất tối thiểu toàn cầu. Một là để không bị đánh mất quyền thu thuế. Hai là đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư duy trì, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam và tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
14 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
15 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
15 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
16 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
16 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
16 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.