Chiến tranh thương mại chưa kịp qua đi, một cuộc chiến khác có thể làm thế giới lao đao

26/07/2019 19:30
Đó là chiến tranh lạnh công nghệ.

Lần đầu tiên kể từ tháng 5, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến hành đàm phán thương mại trực tiếp. Đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn là rủi ro chính của các thị trường chứng khoán. Dù đôi bên đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn nhưng theo chuyên gia kinh tế của BNP Paribas, cơn ác mộng vẫn chưa thực sự kết thúc.

Ngay cả khi có thể đạt được thỏa thuận, cuộc chiến thương mại vẫn để lại một hậu quả là "chiến tranh lạnh công nghệ".

"Chúng ta dường như sẽ có một thỏa thuận thương mại tạm thời trong vài tháng tới", Chi Lo, chuyên gia kinh tế cao cấp của BNP Paribas, cho biết. Tuy nhiên, đó chỉ có nghĩa là điểm khởi đầu của những cuộc đàm phán dài hạn, nhằm giải quyết những vấn đề sâu xa hơn trong mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Ông Trump sử dụng công cụ thuế quan như cách để giải quyết các vấn đề khác nhau ngoài thương mại, trong đó có an ninh quốc gia của Mỹ và mối đe dọa từ việc ép buộc chuyển giao công nghệ mà phía Trung Quốc đang áp dụng với các tập đoàn Mỹ. Khi đạt thỏa thuận tạm thời, các rủi ro về mặt vĩ mô sẽ giảm xuống và thị trường ít biến động hơn. Tuy nhiên, cuộc chiến công nghệ dường như không nằm trong số đó.

Tranh chấp thương mại kéo dài sẽ làm tổn thương lĩnh vực công nghệ. Theo Lo, những bất đồng trong lĩnh vực này khó có thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Thậm chí, bất chấp những bước tiến trong đàm phán thương mại, mỗi quan hệ trong giới công nghệ sẽ "lạnh hơn" vào những tháng, thậm chí là những năm tới.

Hôm 24/7, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh quốc gia, tương đương với vấn đề kinh tế. Nằm hàng đầu trong số những vấn đề mà Washington coi là rủi ro với an ninh quốc gia của Mỹ chính là những tranh chấp xung quanh gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei.

Là một công ty viễn thông và điện tử tiêu dùng, Huawei đang dẫn đầu thế giới trong cuộc đua phát triển mạng 5G. Đó là công nghệ hứa hẹn mang lại cho Internet kết nối nhanh hơn, xử lý tốt hơn các nội dung nặng như video độ phân giải cực cao, thậm chí là kết nối mạng cho những chiếc xe tự lái.

Trong thời đại của dữ liệu lớn và kết nối Internet, việc triển khai mạng 5G là một trong những phần cốt lõi trong cuộc chiến công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Khi được hỏi về nguy cơ xảy ra một cuộc đấu tay đôi xung quanh lĩnh vực 5G, trong đó tạo ra các hệ thống riêng biệt do Bắc Kinh và Washington dẫn đầu, Lo cho biết đó là một hướng mà cuộc chiến tranh lạnh công nghệ có thể dẫn tới.

"Nếu chiến tranh lạnh trong lĩnh vực công nghệ tiếp diễn, tôi nghĩ sẽ có sự phân cực với các hệ thống viễn thông 5G. Trung Quốc có thể triển khai hệ thống ở châu Á hoặc khu vực mà Bắc Kinh có ảnh hưởng. Về phần mình, Mỹ có thể phát triển mạng 5G ở các nước phương tây hoặc các quốc gia phát triển trên toàn thế giới", Lo nhận định.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.