Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: “Không phải là thời cơ để gia tăng xuất khẩu”

14/08/2018 16:22
Lúc này Việt Nam phải bình tĩnh theo dõi, thay đổi thói quen, tập quán buôn bán làm ăn kinh doanh của mình, trong đó chú trọng đến vấn đề tự chủ sản xuất...

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể có lúc căng, lúc dịu nhưng sẽ rất phức tạp và kéo dài, dẫn đến sự dịch chuyển dòng thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Đó là nhận định của ông Đặng Minh Khôi, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

Theo Đại sứ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ kéo theo sự chuyển dịch như thế nào trong nền kinh tế Trung Quốc?

40 năm trước, Trung Quốc tăng trưởng theo chiều rộng và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cách thức phát triển này cũng để lại môt số hậu quả mà Trung Quốc phải giải quyết như ô nhiễm, sản xuất dư thừa, cơ cấu sản xuất không hợp lý với chất lượng chưa cao... 

Đến nay, Trung Quốc đang trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ, chú trọng hơn tới chất lượng tăng trưởng. Vừa qua, nước này đã mạnh tay trong việc cắt giảm nhà máy sản xuất dư thừa như sắt, thép, xi măng...

Trong bối cảnh Trung Quốc đang trong giai đoạn bắt đầu quá trình tự thân điều chỉnh phương thức phát triển, "cọ xát" thương mại Mỹ - Trung hay thực chất là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Mỹ đánh mạnh vào những mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc liên quan tới ngành công nghiệp chế tạo. Một lượng lao động lớn của Trung Quốc có khả năng sẽ bị mất việc làm. Cuộc chiến thương mại này sẽ tác động nhất định tới việc điều chỉnh phương thức phát triển của Trung Quốc.

Trước động thái áp đặt mới đây của Mỹ, Trung Quốc cũng có những biện pháp đáp trả. Trung Quốc luôn khẳng định ủng hộ thể chế thương mại thế giới, ủng hộ tự do thương mại và phản đối chủ nghĩa bảo hộ. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ có điều chỉnh chính sách xuất khẩu, nhập khẩu với tất cả các nước. Từ giờ tới cuối năm, tình hình sẽ rõ thêm.

Việc điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc nhằm ứng phó với những tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng tới hoạt động thương mại của Trung Quốc với Việt Nam. Theo Đại sứ, Việt Nam cần lưu ý những gì?

"Cọ xát" Mỹ - Trung sẽ còn diễn biến rất phức tạp, có thể lúc căng hơn, có thể dịu đi hay có thể bước vào giai đoạn hai bên cùng bắt tay tìm giải pháp nhưng chắc chắn sẽ kéo dài, không chỉ trong vòng 1-2 năm vì đây là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhưng đây cũng là hai đối tác lớn nhất của Việt Nam nên chúng ta phải hết sức thận trọng để có những chính sách hợp lý. Hiện nay, có một số nhà kinh tế hay doanh nghiệp cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lại là thời cơ cho Việt Nam, cơ hội để Việt Nam tăng xuất khẩu vào Mỹ hay Trung Quốc. Điều đó chưa hoàn toàn chính xác... Lúc này, chúng ta phải bình tĩnh theo dõi, thay đổi thói quen, tập quán buôn bán làm ăn kinh doanh của mình, trong đó chú trọng đến vấn đề tự chủ sản xuất.

Trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, Trung Quốc đã điều chỉnh phương thức phát triển. Điều này đã tác động thế nào tới thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian qua, thưa Đại sứ?

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nên bất kỳ thay đổi chính sách nào của nền kinh tế này đều tác động rất mạnh tới kinh tế thế giới, khu vực và các nước xung quanh. Việt Nam là quốc gia láng giềng nên tác động cũng không hề nhỏ.

Trong 3 năm gần đây, quy mô thương mại hai nước phát triển rất nhanh. Theo thống kê của Việt Nam, kim ngạch song phương hai nước đạt gần 100 tỷ USD vào năm 2017, cao hơn hẳn con số 64 tỷ USD năm 2016. 

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 7, thứ 8 của Trung Quốc trên toàn thế giới. Đáng mừng là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc cho nên dù nhập siêu từ Trung Quốc còn lớn nhưng đang được thu hẹp. 

Đặc biệt, một số mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam thặng dư thương mại lên tới 7 tỷ USD. Nguyên nhân là do Trung Quốc đẩy mạnh việc nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài, giảm bớt sản xuất trong nước cũng như đời sống người dân Trung Quốc nâng cao.

Ngoài ra, Trung Quốc có sự chuyển dịch đầu tư ra bên ngoài. Trong quá trình này, có rất nhiều quan điểm nêu lên nguy cơ Trung Quốc đưa công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường sang Việt Nam. Nhưng tiếp nhận doanh nghiệp nào vào đầu tư là quyền của mình. Nếu để đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm môi trường, trách nhiệm sẽ thuộc các bộ, ngành, địa phương. 

Luồng vốn đầu tư nước ngoài chạy khắp nơi trên thế giới, nơi nào thuận tiện, nhà đầu tư sẽ vào. Khi khó khăn, họ sẽ rút ra rất nhanh. Đây là quy luật làm ăn trên kinh tế thị trường. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn lợi nhuận cao nhất, vấn đề là luật pháp của chúng ta chặt chẽ.

Ở chiều khác, nếu ta đặt ra tiêu chuẩn cao quá, doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể đáp ứng được. Chẳng hạn như khí thải ôtô, chúng ta chưa thể áp dụng tiêu chuẩn Euro 5,6 vì nếu không, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ôtô của Việt Nam sẽ phá sản và ngành ôtô Việt Nam không thể phát triển. Vì vậy, ở mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, chúng ta sẽ có những điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Vậy trong quá trình dịch chuyển đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc, theo Đại sứ, Việt Nam làm thế nào để thu hút được dòng vốn đầu tư chất lượng cao?

Trong một số lĩnh vực, Trung Quốc đã tiến kịp với sự phát triển của các nước phát triển trên thế giới, một số lĩnh vực đi ngang bằng, thậm chí một số lĩnh vực còn vượt lên trên. Vấn đề là thu hút những doanh nghiệp này như thế nào. 

Tất nhiên, chúng ta phải tìm kiếm và thúc đẩy những doanh nghiệp công nghệ cao vào Việt Nam, chẳng hạn như sự kiện Jack Ma vào Việt Nam vừa qua (Sự kiện ông chủ của Tập đoàn Alibaba - tỷ phú Jack Ma đến Việt Nam ngày 6/11/2017). 

Các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc là cần thiết để thúc đẩy hợp tác. Với sự ổn định về chính trị-xã hội, tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao, diện tích tầm trung và dân trí cao nên thu hút đầu tư sẽ không phải là vấn đề khó khăn với Việt Nam.

Hiện nay có những doanh nghiệp lớn nào của Trung Quốc đang đặt vấn đề với Đại sứ quán để tìm hiểu cơ hội và xúc tiến đầu tư tại Việt Nam không, thưa Đại sứ?

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc quan tâm tới thị trường Việt Nam. Trước đây, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thường có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, 3 năm gần đây, khi quan hệ hai nước được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, nhà đầu tư Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Việt Nam. 

Rất nhiều tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam nhân dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị APEC vào tháng 11/2017 tại Đà Nẵng, hay mới đây là Diễn đàn GMS mở rộng diễn ra hồi đầu năm 2018... Đã có những doanh nghiệp quy mô toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán điện tử, viễn thông, logistics... quan tâm tới thị trường Việt Nam như Alibaba, Texhong hay Trinasolar...

Cùng với mặt trái của hội nhập và những vấn đề trên đang làm dấy lên những quan ngại về việc phụ thuộc kinh tế và câu chuyện giữ chủ quyền. Quan điểm của Đại sứ về vấn đề này như thế nào?

Trước sự điều chỉnh chính sách của nước lớn, những vấn đề mà các quốc gia láng giềng gặp phải đều như nhau, cơ hội và thách thức là rất lớn. Mấu chốt là sự lựa chọn và cách thức xử lý để đem lại lợi ích cho quốc gia và dân tộc. Đây là điều mà ngoại giao các nước phải làm.

Trải qua nhiều cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước, chúng ta có rất nhiều bài học về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bài học về xử lý ngoại giao, hài hoà cơ hội và thách thức, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và duy trì đảm bảo độc lập tự chủ. Trong bối cảnh hội nhập, mở cửa như hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ 7,thứ 8 của Trung Quốc trên toàn thế giới và lớn nhất trong khu vực ASEAN. 

Ngược lại, Trung Quốc cũng thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Do đó, sự gia tăng hợp tác thương mại không phải chỉ xuất phát từ nhu cầu của một phía mà là từ cả hai bên. Vấn đề quan trọng của Việt Nam hiện nay chính là nội lực nền kinh tế phải có bước phát triển vững chắc.

Về chủ quyền, Nghị quyết Đại hội Đảng XII nói rất rõ, chúng ta kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền Biển Đông đều phải gắn với nhân dân, được sự ủng hộ của nhân dân. Chỉ có như vậy, thế và lực của ta mới được nâng cao.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
7 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.969.289 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.917.988 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.185.231 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.167.247 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lại tăng dựng đứng
6 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
Trung Quốc nhập hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: diện tích trồng gấp 14 lần, có bao nhiêu mua bấy nhiêu
8 giờ trước
Trung Quốc là nhà xuất khẩu số 1 thế giới nhưng vẫn mua mặt hàng này từ Việt Nam.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
10 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.