Theo đó, Phó Thủ tướng giao UBND TPHCM rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng TPHCM trong đó có khu vực quận 9 để hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo tính đồng bộ giữa khu vực phường Long Phước và các khu vực khác theo đúng quy định của pháp luật, làm cơ sở để Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
UBND TPHCM cho biết với vai trò đầu tàu kinh tế, thành phố sẽ phải phát triển liên tục, không ngừng. Vì thế quy hoạch bổ sung sắp tới sẽ phải đáp ứng được hai tiêu chí là hấp dẫn đối với doanh nghiệp và tạo đồng thuận của xã hội. Thành phố sẽ bổ sung quy hoạch theo hướng mở, đồng thời ban hành quy chế quản lý quy hoạch, gắn quy hoạch với trách nhiệm người đứng đầu.
Điểm nhấn trong bổ sung quy hoạch sắp tới là quy hoạch gắn với phát triển nguồn lực của Thành phố, có cấu trúc đô thị phù hợp để giải quyết vấn đề về phát triển hạ tầng kỹ thuật, thích ứng biến đổi khí hậu và chống ngập.
Mục tiêu đến năm 2045 của Thành phố là xây dựng môi trường cạnh tranh cao, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phát triển không gian đô thị giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải tạo và phát triển đô thị hiện hữu, xây dựng cấu trúc đô thị phù hợp để giảm thiểu áp lực dân số vào khu vực trung tâm thông qua mô hình thành phố vệ tinh.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu UBND TPHCM phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc lập và trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TPHCM; tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện việc rà soát, đánh giá, lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố theo quy định pháp luật về đấu thầu. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định Nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM theo quy định pháp luật về quy hoạch đô thị.
Quy hoạch bổ sung sắp tới của TPHCM sẽ phải đáp ứng được 2 tiêu chí là hấp dẫn đối với doanh nghiệp và tạo đồng thuận của xã hội. Bổ sung quy hoạch theo hướng mở, đồng thời ban hành quy chế quản lý quy hoạch, gắn quy hoạch với trách nhiệm người đứng đầu.
Mục tiêu đến năm 2045 của Thành phố là xây dựng môi trường cạnh tranh cao, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phát triển không gian đô thị giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải tạo và phát triển đô thị hiện hữu, xây dựng cấu trúc đô thị phù hợp để giảm thiểu áp lực dân số vào khu vực trung tâm thông qua mô hình thành phố vệ tinh…
Theo UBND TPHCM, các mục tiêu phát triển đến năm 2045 bao gồm nội dung:
TPHCM sẽ giải quyết triệt để tình trạng ngập nước khi mưa có cường độ nhỏ hơn 120mm/3 giờ và triều cường đến 1,7m; tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời lên 25% - 30% tổng công suất tiêu thụ điện của TPHCM; hạn chế thất thoát và sử dụng tiết kiệm tài nguyên trong hạ tầng kỹ thuật như nước, đất, năng lượng và cây xanh.
Phát triển không gian đô thị TPHCM cần ưu tiên xem xét giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và khả năng ngập lụt; hạn chế mở rộng phát triển đô thị trên diện rộng, đặc biệt tại các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp quy mô lớn; chú trọng định hướng cải tạo và tái phát triển các khu vực đô thị hiện hữu.
Việc phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), theo đó định hướng phát triển đô thị mật độ cao, kết hợp các chức năng khác nhau xung quanh các nhà ga giao thông công cộng sức chở lớn.
Hình thành các hạt nhân của các trung tâm: trung tâm tri thức, y tế, văn hóa, giáo dục của vùng đô thị và các hạt nhân của các khu đô thị mới.
Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa TPHCM và các địa phương lân cận, cũng như kết nối giữa các khu vực khác nhau của TPHCM…