Chính phủ có nên bảo lãnh doanh thu dự án đối tác công - tư?

20/05/2019 07:46
Hình thức đối tác công – tư (PPP) đã và đang góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư hạ tầng. Để có thể khơi thông dòng vốn này, nhà đầu tư đã nhiều lần đề xuất với Chính phủ có cơ chế chia sẻ rủi ro thông qua bảo lãnh doanh thu. Phương án này có phù hợp trong bối cảnh hiện nay?

Đề nghị bảo lãnh tối thiểu 75% doanh thu

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, việc kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP là xu hướng tất yếu nhưng việc thu hút vốn ngày càng khó khăn. Tiêu biểu ở lĩnh vực giao thông, 3 năm trở lại đây, gần như không có dự án nào được triển khai xây dựng mới theo hình thức PPP do nhà đầu tư lo thiếu hụt doanh thu tại các dự án BOT đã và đang khai thác.

Trong hội nghị kêu gọi đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa tổ chức cuối tuần trước, vấn đề cơ chế bảo lãnh của Chính phủ về tỷ giá, doanh thu tiếp tục được nhà đầu tư gửi câu hỏi đến cơ quan chuyên trách.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam, chủ đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho biết, lý do khiến việc nhượng quyền thu phí dự án này thất bại vì đối tác nước ngoài yêu cầu phải có bảo lãnh doanh thu và bảo lãnh ngoại tệ do quy định gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

Với việc công bố dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, Bộ KH&ĐT cho rằng, bối cảnh thị trường PPP đang phát triển trong giai đoạn đầu như nước ta hiện nay, cần áp dụng cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu cho một số dự án PPP đủ điều kiện.

“Điều 80 Dự thảo Luật Đầu tư quy định, đối tượng được bảo lãnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất và yêu cầu thực hiện dự án. Trong 5 năm đầu vận hành công trình dự án, nhà nước bảo lãnh doanh thu tối thiểu tới 75% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án và 65% trong 5 năm kế tiếp. Nguồn bảo lãnh từ Quỹ phát triển dự án PPP (nếu được thành lập) hoặc nguồn dự phòng (hoặc khoản chưa phân bổ) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn”, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu trong tờ trình gửi Chính phủ.

Với trường hợp ngược lại, doanh thu vượt quá 125% trong 5 năm kể từ thời điểm bắt đầu hoạt động và 135% trong 5 năm kế tiếp sẽ được thanh toán cho nhà nước.

Về đề xuất áp dụng bảo lãnh ngoại tệ cho các dự án PPP ở nước ta, Bộ KH&ĐT đánh giá chưa phù hợp quy định tại Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và do thực tiễn dự trữ ngoại hối. Bộ KH&ĐT kiến nghị tiếp tục áp dụng quy định hiện nay. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng nhu cầu giao dịch.

Gia tăng gánh nặng ngân sách

Để thu hút nhà đầu tư rót vốn vào dự án PPP, một số quốc gia đã thực hiện bảo lãnh doanh thu tối thiểu như Hàn Quốc, Malaysia, Mêhico, Canada, Colombia, Nam Phi… Hình thức bảo lãnh này được thực hiện trong giai đoạn đầu phát triển thị trường PPP nhằm gia tăng tính hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi áp dụng tại các nước, bảo lãnh doanh thu tối thiểu cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

Theo Bộ KH&ĐT, khi bảo lãnh doanh thu, có thể xảy ra trường hợp nhà đầu tư đưa ra tổng mức đầu tư quá cao so với chi phí thật. Từ đó, nhà đầu tư yêu cầu doanh thu ở mức cao tương ứng. Nhưng khi làm thực tế, không đạt được mức doanh thu này thì đề xuất Chính phủ thực hiện bảo lãnh, trong khi không căn cứ trên số liệu chính xác.

“Dù kinh doanh thua lỗ, nhà đầu tư vẫn được nhà nước bảo lãnh, dẫn đến gia tăng gánh nặng ngân sách để thực hiện bảo lãnh. Như trường hợp Hàn Quốc, thu hút được 66,1 tỷ Won vào 203 dự án BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh); nhưng số tiền phải chi trả theo cam kết bảo lãnh doanh thu tối thiểu cho doanh nghiệp BTO lên đến 1.390 tỷ Won. Vì vậy, sau thời gian triển khai bảo lãnh doanh thu tối thiểu, Hàn Quốc ngừng áp dụng cơ chế này”, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói.

Hiện nay, cả nước có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng với khoảng 1,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư. Việc thiếu hụt chính sách đối với cơ chế bảo lãnh của Chính phủ trong các dự án PPP là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số dự án giao thông có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài phải tạm dừng như Dự án Dầu Giây - Phan Thiết; dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch.



Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
9 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
3 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
4 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
5 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
5 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu: Cần tuyệt đối tuân thủ "luật chơi" trong thế giới bất ổn
7 giờ trước
Cùng chung khó khăn toàn cầu, nền xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực mới, đòi hỏi điều tiên quyết phải tuyệt đối tuân thủ "luật chơi".
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
8 giờ trước
Hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
10 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Mỹ đưa hàng trăm nghìn tấn hàng hóa quan trọng vào Việt Nam với giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tạo ra 'kho báu' được nửa thế giới săn lùng
10 giờ trước
Trung Quốc, Arab Saudi và Mỹ đều đang đưa mặt hàng này đến Việt Nam.