Chính phủ đánh giá thế nào về rủi ro khi tín dụng tiếp tục tăng nhanh hơn đáng kể so với tăng GDP?

22/10/2018 16:17
Liên quan đến nhiệm vụ tái cơ cấu TCTD giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đánh giá sơ bộ có 1 mục tiêu đã hoàn thành, 3 mục tiêu có khả năng hoàn thành và 2 mục tiêu cần giải pháp để thúc đẩy hoàn thành.

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng, chiều ngày 22/10, trong khuôn khổ làm việc của Kỳ họp thứ Sáu Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, đánh giá kết quả thực hiện 22 nhóm chỉ tiêu được đặt ra tại Nghị quyết 24 trong giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy, so với các mục tiêu đặt ra tới năm 2020, có 9 chỉ tiêu đã hoàn thành; 8 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành và 5 chỉ tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Như vậy, tới thời điểm hiện nay, có 77% số mục tiêu đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành. 

Về 3 lĩnh vực trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế được xác định trong Nghị quyết về tái cơ cấu là cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng, báo cáo nhận xét:

Kết quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: Đánh giá sơ bộ cho thấy, có 1 mục tiêu đã hoàn thành, 2 mục tiêu có khả năng hoàn thành và 6 mục tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả khá, thực hiện thoái vốn nhà nước thành công tại một số DNNN quy mô lớn. Một số DNNN yếu kém trở lại hoạt động. Số nhóm ngành, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giảm mạnh.Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập và chính thức hoạt động. 

Bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận như trên, quá trình cơ cấu lại DNNN đang tiến triển chậm về một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng của quá trình cơ cấu lại DNNN, như chất lượng công tác cổ phần hóa còn hạn chế, chất lượng quản trị DNNN chậm cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. 

Kết quả cơ cấu lại đầu tư công: Đánh giá sơ bộ, có 1 mục tiêu đã hoàn thành, 2 mục tiêu có khả năng hoàn thành và 4 mục tiêu cần có giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Các mục tiêu hoàn thành và có khả năng hoàn thành liên quan đến nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đầu tư công, cắt giảm tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản.Các dự án quan trọng quốc gia được đẩy nhanh tiến độ. Giải ngân vốn đầu tư công từng bước được cải thiện nhờ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ. Tuy nhiên, còn có một số mục tiêu khó hoàn thành, đặc biệt là mục tiêu nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công của Việt Nam để đáp ứng thông lệ quốc tế tốt. Tình trạng lãng phí, chất lượng công trình thấp chưa được giải quyết triệt để.

Kết quả cơ cấu lại các TCTD: Đánh giá sơ bộ, có 1 mục tiêu đã hoàn thành, 3 mục tiêu có khả năng hoàn thành và có 2 mục tiêu cần giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Việc xử lý nợ xấu tại các TCTD đã được thực hiện thực chất hơn, lãi suất cho vay trung bình giảm, dòng vốn tín dụng chuyển dịch nhiều hơn vào các ngành sản xuất để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. 

Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề khó khăn trong cơ cấu lại các TCTD như: tình trạng sở hữu chéo tại một số TCTD còn chưa được giải quyết dứt điểm; việc thực hiện cơ cấu lại đối với các NHTM có vốn Nhà nước gặp khó khăn về bổ sung vốn; tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có cổ đông lớn là các Tập đoàn/Tổng Công ty nhà nước còn chậm. Tỷ lệ tín dụng cũng như tổng nợ trong nước (nợ trong nước của Chính phủ và dư nợ tín dụng) so với GDP đã ở mức cao. Do vậy, nếu tốc độ tăng tín dụng tiếp tục tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng GDP,  trong trung và dài hạn sẽ có rủi ro dẫn tới mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Đề cập đến giải pháp năm 2019-2020, Chính phủ kiến nghị tới Quốc hội cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quyết liệt và thực chất các chính sách và nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phải coi đây là một trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; và việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra về cơ cấu lại nền kinh tế sẽ là động lực quan trọng hàng đầu để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong giai đoạn 2019 -2025.

Riêng với 3 lĩnh vực nêu trên, Chính phủ kiến nghị: 

Hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Tập trung đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, gắn chặt với các ưu tiên về cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên tối đa đầu tư phát triển hạ tầng và tăng cường vị thế các vùng động lực tăng trưởng.

Đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, tăng cường chiều sâu và tốc độ cổ phần hóa, nâng cao thực chất trình độ quản trị, tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý DNNN.

Đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu, xây dựng thị trường vốn nhằm bảo đảm hiệu quả trung gian tài chính, cân bằng giữa phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng đến mức phù hợp so với tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 14-16% vào năm 2020.

Tin mới

Liên tiếp lập đỉnh, giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
6 giờ trước
Tuần qua, giá vàng thế giới và trong nước đã liên tục thiết lập những đỉnh mới, vì vậy, diễn biến của giá vàng trong tuần tới được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Biên tập viên công nghệ: "Thời gian tới, tôi sẽ không mua iPhone hay điện thoại Samsung mới nữa"
5 giờ trước
Tất nhiên, sẽ luôn có những người tiếp tục mua các mẫu máy mới từ Apple và Samsung và điều đó không có gì sai. Vấn đề chỉ là tôi không có ý định trở thành một trong số họ.
Danh sách 9 công ty trong đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả
4 giờ trước
Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà cùng các đối tượng lập ra 9 công ty, tạo nên hệ sinh thái với mục đích để các công ty này đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm sữa.
Bị châm biếm là “OPhone” vì giống iPhone, đích thân sếp OPPO lên tiếng phân trần
3 giờ trước
Tại sự kiện ra mắt dòng Find X8s và Find X8 Ultra mới, đại diện OPPO chính thức phản hồi biệt danh “OPhone” – một cách gọi vui của cộng đồng mạng khi so sánh sản phẩm OPPO với iPhone.
Ngỡ ngàng nhiều trái cây giải nhiệt mùa nóng có giá bằng ly trà đá
2 giờ trước
Không ít loại trái cây giải nhiệt mùa nắng nóng ở TPHCM lại có giá rẻ đến không ngờ, như cam, dưa lê, thơm... chỉ từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; dưa hấu, ổi chỉ tầm 10.000 đồng...

Tin cùng chuyên mục

Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
1 ngày trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.
Rolls-Royce Ghost Series II lộ diện tại Việt Nam: Diện mạo khác, có option tốn thêm 20 giờ chế tác thủ công, ra mắt ngay tuần sau
1 ngày trước
Rolls-Royce Ghost Series II được xác nhận sẽ ra mắt thị trường Việt ngày 17/4 tới đây.
'Cú nước rút' của VinFast tại xứ sở vạn đảo: Hợp tác 'ông lớn' khai thác 150 xưởng dịch vụ, miễn phí sạc đến năm 2028
1 ngày trước
Lần kết hợp này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng Indonesia trong quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
1 ngày trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.