Chính phủ đặt mục tiêu nâng hạng Việt Nam trong hàng loạt xếp hạng quốc tế

29/12/2018 09:12
Phấn đấu cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Việt Nam để lọt vào nhóm ASEAN 4...

Trước đây, tháng 3 mới ban hành nghị quyết 19, nhưng năm nay với tinh thần bứt phá, sẽ ban hành ngay sau nghị quyết 01, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu tại hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, được Chính phủ tổ chức ngày 28/12.

Nghị quyết 01 thường là nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm sau.

Còn nghị quyết 19 là nghị quyết hàng năm của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năm nay dự kiến sẽ là nghị quyết 02.

ASEAN 4 cũng còn rất khó 

Theo dự thảo nghị quyết 02 (ngày 25/12/2018), mục tiêu tổng quát là nâng cao thứ hạng Việt Nam trong xếp hạng quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc (UN) về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng 4.0

Mục tiêu tổng quát cũng xác định: cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân.

Nghị quyết 19 năm 2018 đặt mục tiêu đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4.

Còn nay, dự thảo nghị quyết 02 vẫn đặt mục tiêu phấn đấu cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Việt Nam để lọt vào nhóm ASEAN 4.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thì mục tiêu lọt vào top 4 nước ASEAN theo nghị quyết 19 qua các năm còn rất khó khăn, khi phần nhiều chỉ số đứng thứ 5, có những chỉ số đứng thứ 6-7, nhưng cũng có chỉ số đứng thứ 3.

Ông cũng cho biết, đối với đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp trong nước, qua khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về 11 chỉ tiêu trọng điểm thì có 6/11 chỉ tiêu được đánh giá tốt, rất tốt, có cải thiện nhanh.

Song, 5/11 chỉ tiêu còn kém, ít được cải thiện như phá sản doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, thủ tục xuất nhập khẩu. Hoặc những chỉ tiêu được quốc tế đánh giá tốt như thủ tục xây dựng đứng thứ 21 nhưng 51% doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng.

“Nhiều chuyên gia độc lập đánh giá chính sách chung của chúng ta tốt nhưng thực hiện cụ thể ở bên dưới liên quan đến đội ngũ công chức chưa thực sự tốt”, Phó thủ tướng phát biểu.

Đề cập quá trình sửa đổi, ban hành nghị định 15 về kiểm tra an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, Phó thủ tướng cho biết quá trình đối thoại về nghị định này, trong 10 kiến nghị của doanh nghiệp chỉ có 2 kiến nghị đúng, 3 kiến nghị vừa đúng, vừa sai, 5 kiến nghị thì các cơ quan quản lý nhà nước có lý.

Ông nhấn mạnh: “Qua đó, có thể thấy chúng ta luôn luôn phải cân đối yêu cầu quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, chứ không tạo điều kiện thuận lợi một chiều mà buông lỏng quản lý”.

Sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai

Thông tin tiếp theo từ Phó thủ tướng là dự thảo nghị quyết 02 dựa trên 7 bộ chỉ số xếp hạng của các tổ chức quốc tế, có mục tiêu phấn đấu cụ thể cho năm 2019 và năm 2021. Trong hơn 300 tiêu chí của dự thảo nghị quyết này có 71 tiêu chí được xác định là trọng tâm, trọng điểm, có sự lan toả.

Về bộ tiêu chí sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai, Phó thủ tướng cho biết, từ năm 2017, WEF đã thay đổi bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia thành bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên 4.0 và thêm một báo cáo đánh giá về sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai.

Đây là lý do tại sao năm 2018, điểm số tuyệt đối của Việt Nam tăng nhưng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia lại giảm một bậc.

Về báo cáo sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai, WEF nghiên cứu 100 nước trên thế giới chiếm 96% GDP thế giới chia làm 4 nhóm. Nhóm dẫn đầu gồm 25 quốc gia, ở ASEAN có Malaysia và Singapore; nhóm thứ hai là những nước có tiềm năng gồm 7 nước; nhóm thứ ba có nền sản xuất trước là tốt nhưng chưa sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai có 10 nước, trong ASEAN có Philippines và Thái Lan; nhóm cuối cùng nền tảng sản xuất cũ chưa tốt, cũng chưa sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai trong đó ASEAN có Việt Nam, Indonesia, Campuchia.

Vì vậy, Việt Nam phải tập trung vào chỉ tiêu này với hai trụ cột là đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao, Phó thủ tướng nói.

Điểm mới khác trong dự thảo nghị quyết 02 cũng được Phó thủ tướng đề cập là đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trên tinh thần doanh nghiệp là trung tâm, cổ vũ cho sáng tạo, đẩy mạnh tự chủ cho các viện nghiên cứu, trường đại học, đặc biệt cần phải làm chủ các công nghệ ngoại nhập và tham gia phát triển.

Với yêu cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), Phó thủ tướng nói hiện mới chỉ có khoảng 3.000 doanh nghiệp này trên tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp của cả nước trong khi Singapore có 5 triệu dân nhưng đã có 2.400 doanh nghiệp start-up, số vốn huy động gấp 4 lần Việt Nam.

Theo Phó thủ tướng, doanh nghiệp start-up cần hỗ trợ về thuế, vốn, không gian sáng tạo… nhưng quan trọng nhất là cần tạo cho họ thị trường ban đầu, nhất là thị trường do Nhà nước quản lý và dữ liệu lớn để các doanh nghiệp này cùng tham gia và phát triển trên nền tảng công nghệ mới.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
48 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
12 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
24 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
22 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
16 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
18 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.