Chính phủ siết ‘đại sự đất đai’ khi cổ phần hóa

19/09/2018 18:13
Đại diện Bộ Tài chính khẳng định nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi cổ phần hóa thì phải thực hiện theo đúng quy định về đấu giá đất, nộp thuế đầy đủ, đúng giá trị cho Nhà nước.

“Đất đai là đại sự. Đúng là trước đây nó không vào túi của Nhà nước, mà nhiều khi bị chia đi chỗ khác. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quản lý đất đai đó nên phải chuyển về Nhà nước. Việc công khai minh bạch là quan trọng để không đáng ngại gì cả”, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát biểu trong buổi tọa đàm ngày 18/9.

Buổi tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức với chủ đề: “Nâng hiệu quả DNNN: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị”, trước thềm Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các DNNN tới đây.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, để các DNNN hoạt động hiệu quả, phải minh bạch thông tin để kêu gọi nhà đầu tư đích thực, gắn bó với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư nhìn vào tiềm năng chứ không phải vì đất.

“Ví dụ Vinamilk chỉ làm sữa, Sabeco chỉ làm bia nước giải khát chứ họ không làm bất động sản nên giá trị mới tốt, bền vững. Trước đây có sự nhập nhằng giữa các ngành nghề kinh doanh chính, các DNNN có vị thế đất đai ở vị trí tốt mà anh không làm gì thêm để gia tăng giá trị tài sản cả”, ông Tiến nói.

Do đó, Chính phủ đã quy định các DNNN trước khi cổ phần hóa phải sắp xếp lại tài sản đất đai, nếu không dùng hết đất thì chuyển giao lại đất cho địa phương để địa phương sử dụng việc khác. Đây là giải pháp đổi mới sát với thực tiễn, quy định ở Nghị định số 126 về sắp xếp đất đai và Nghị định số 32 của Chính phủ về thoái vốn.

“DNNN sắp xếp xong đất đai đi thì hãy cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng lộ trình đặt ra. Trước đây là ta làm ào ào có bao nhiêu tài sản thì đưa luôn vào báo cáo để bán để tạo ra lợi thế giả tạo. Ví dụ doanh nghiệp cơ khí mà lấy đất đai của mình tạo ra giá trị gia tăng là không phải”, ông Tiến phân tích thêm.

Đại diện Bộ Tài chính thừa nhận có việc “các lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, lo lắng và các bộ ngành ngại làm thủ tục về đất đai”, nhưng nếu triển khai quyết liệt thì vẫn được. Ông Tiến lấy ví dụ, Hà Nội làm được vì họ có quyết tâm, sắp xếp hàng nghìn mảnh đất lớn nhỏ trước khi cổ phần hóa Hapro và thu hồi được nhiều diện tích đất không sử dụng sau khi cổ phần hóa để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác.

Do đó, ông Tiến nhấn mạnh, quan trọng nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới mới tư duy, công khai minh bạch.

“Khi cổ phần hóa, Nhà nước đều có mục tiêu nhất định là phục vụ cộng đồng, chứ không phải là để biến tướng đi. Nếu biến tướng (chuyển đổi mục đích sử dụng đất) thì anh thực hiện theo đúng quy định của pháp luật: Đấu giá đất, nộp thuế đầy đủ, đúng giá trị cho Nhà nước”, ông Tiến nói thêm.

Còn ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng chủ trương rà soát đất đai của DNNN trước cổ phần hóa là giải pháp quan trọng đúng đắn. Thời gian trước có trường hợp làm chưa chặt chẽ đã thất thoát tài sản Nhà nước.

“Giờ làm rõ rồi, đất đấy tham gia ra sao trong quá trình cổ phần hóa vào hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở công khai minh bạch, định giá đúng thị trường như chúng ta mong muốn để nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền vào. Ngoài ra, Nhà nước tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn nào theo quy định của thị trường và cam kết hội nhập của kinh tế Việt Nam”, ông Hùng phát biểu.

Còn chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cũng kiến nghị, sắp tới Quốc hội nên xem xét lại quy định chuyển quyền sử dụng mục đích đất cho linh hoạt hơn.

“Giờ có những khu đất quy định mục đích sử dụng mấy chục năm rồi mà giờ thời đại công nghệ 4.0, vòng đời sản phẩm, chu trì kinh doanh ngắn lại rất nhiều nên không thể kinh doanh mãi 1 loại sản phẩm được, gây khó cho các doanh nghiệp”, TS Lưu Bích Hồ kiến nghị.


Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
29 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.