Chính sách tiền tệ phải thận trọng hơn

12/10/2018 11:02
Việt Nam nên thận trọng hơn đối với chính sách tiền tệ, cân bằng bài toán giữa tăng trưởng và tín dụng.

Một trong những vấn đề được đề cập đến nhiều tại các diễn đàn trong thời gian gần đây chính là áp lực lạm phát đối với Việt Nam. Chính sách tiền tệ điều hành ra sao trong bối cảnh lạm phát có nguy cơ tăng. Trao đổi với phóng viên, TS. Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết:

Có nhiều lý do gây sức ép lên lạm phát trong thời gian tới, nhất là đối với năm sau. Một trong những yếu tố tác động mạnh đến lạm phát là giá xăng dầu. Vì giá xăng dầu là mặt hàng tác động trực tiếp đến tiêu dùng hàng ngày, là yếu tố đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Cho nên khi tăng giá xăng dầu trực tiếp làm tăng giá nhiều loại hàng hóa quan trọng khác trong giỏ hàng hóa của các hộ gia đình như lương thực thực phẩm, phương tiện đi lại, nguyên vật liệu… đồng thời tạo vòng xoáy tăng giá nhiều mặt hàng đẩy chi phí của DN lên cao.

Yếu tố nữa, khác với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn đang trong lộ trình gỡ bỏ quản lý giá theo hướng thị trường đối với các mặt hàng dịch vụ công như y tế, giáo dục… Mỗi năm dịch vụ này tăng mấy chục phần trăm đã đóng góp vào việc tăng giá của nền kinh tế.

Ngoài ra, yếu tố quốc tế nhất là từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ thông qua việc Fed liên tục tăng lãi suất, đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác. Khi đồng nội tệ của các quốc gia mất giá so với USD dẫn đến việc nhập khẩu hàng hoá trở nên đắt đỏ hơn, hay nói cách khác là nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào gây sức ép thêm cho lạm phát trong nước.

Với những yếu tố trên, tôi cho rằng, có thể năm nay giữ được mục tiêu 4%, nhưng từ năm sau sẽ rất khác, việc kiểm soát lạm phát khó khăn hơn nhiều. Đặc biệt, sang năm 2019 việc tăng kịch trần thuế môi trường đối với xăng dầu thì ngoài tác động tăng giá chung của giá dầu thế giới, lại cộng thêm khoản thuế này nữa thì giá xăng dầu sẽ gây khó khăn hơn nữa đối với lạm phát. Đây là thách thức đối với điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Đâu là vấn đề cần phải thận trọng trong thời gian tới để kiểm soát lạm phát tốt hơn?

Theo tôi, lúc này điều hành chính sách tiền tệ cần phải rất thận trọng qua việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng, cung tiền. Năm nay không nhất thiết phải thúc đẩy tăng tín dụng, cung tiền lên 15 hay 16% như những năm trước mà nên kiểm soát ở mức 10% để phòng ngừa lạm phát.

Tôi nghĩ bước sang quý IV, dù có vấn đề gì thì tăng trưởng kinh tế cũng không thể dưới 6,7% được mà cao hơn mục tiêu chung cả năm. Như vậy, có thể thấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoàn toàn đạt được, nên phải nhìn vào các cân đối vĩ mô khác, đặc biệt phòng ngừa lạm phát, nếu không sẽ rất rủi ro cho nền kinh tế.

Nếu chúng ta để lạm phát cao xảy ra thì sẽ khó xử lý hơn là chủ động phòng ngừa. Khi lạm phát cao rồi mới thắt chặt tiền tệ thì lúc đấy cái giá phải trả của nền kinh tế sẽ rất là lớn. Vì một trong những cách phổ biến nhất chống lạm phát là tăng lãi suất. Như bạn biết, nếu tăng lãi suất sẽ tác động mạnh tới DN, DN gặp khó khăn thì tăng trưởng kinh tế cũng sẽ giảm theo.

Vậy theo ông, làm sao để hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững?

Hiện nay tốc độ tăng trưởng cung tiền của Việt Nam đang khá cao. Trước đây còn cao hơn nhưng vài năm trở lại đây tăng trưởng cung tiền đã giảm xuống 15-17%. Nhưng chỉ cần mỗi năm tăng 16% thì 5 năm sau cung tiền tăng gấp đôi. Trong khi tăng trưởng kinh tế không thể theo kịp như thế. Bản chất cung tiền chỉ là phương tiện thanh toán bôi trơn cho tăng trưởng kinh tế. Nếu cao quá, vượt quá khả năng tăng trưởng kinh tế dẫn đến giá cả tăng.

Do vậy, tôi nghĩ Việt Nam nên thận trọng hơn đối với chính sách tiền tệ, cân bằng bài toán giữa tăng trưởng và tín dụng. Theo tôi, nên chuyển hướng chuyển từ tăng trưởng sang kiểm soát lạm phát thận trọng tăng trưởng tín dụng ở mức 10-12% đề phòng nguy cơ lạm phát năm tới. Khi mà chúng ta vượt qua suy giảm, tăng trưởng ổn định cũng là lúc nên hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững, bớt dựa vào tiền tệ với kích thích tín dụng.

Xin cảm ơn ông!


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
43 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
56 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
41 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.