Chính sách tiền tệ xanh nhìn từ các nước và gợi mở với Việt Nam

10/02/2022 12:59
Nhiều Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã ý thức rất sâu sắc về các rủi ro biến đổi khí hậu, ví dụ biến đổi khí hậu tác động mạnh làm thiếu hụt nguồn cung hàng hóa đưa đến rủi ro lạm phát.

Chính vì vậy, nhiều NHTW đã đưa ra các sáng kiến ​​chính sách tiền tệ trong nhiệm vụ ổn định giá cả, trong đó đặc biệt chú ý phát triển các mô hình phân tích có thể kết hợp những rủi ro biến đổi khí hậu vào các mô hình kinh tế vĩ mô hiện có của họ để đưa ra dự báo triển vọng lạm phát và sản lượng.

Có hai lý do chính khiến các ngân hàng trung ương nên tập trung vào các vấn đề biến đổi khí hậu. Thứ nhất, những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng dai dẳng đến lạm phát và sự biến động của nó trong thời gian dài, do đó làm suy yếu sự ổn định giá cả - nhiệm vụ chính của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Mặc dù các tác động của biến đổi khí hậu có thể chỉ thành hiện thực trong trung và dài hạn, nhưng NHTW cần hỗ trợ các chính sách khí hậu do các chính phủ khởi xướng để đạt được mức phát thải ròng bằng không thông qua chính sách tiền tệ.

Thứ hai là, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến việc các tổ chức tài chính phải đối mặt với các khoản nợ xấu ngày càng tăng và thua lỗ từ danh mục cho vay và danh mục đầu tư chứng khoán, do đó làm suy giảm khả năng thanh toán và có thể dẫn tới gây mất ổn định hệ thống tài chính. Thêm nữa, một trong sứ mệnh của NHTW là chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định hệ thống tài chính và phối hợp tốt với các cơ quan quản lý tài chính thực thi chính sách vĩ mô thận trọng. NHTW cũng là người đảm đương vai trò người cho vay cuối cùng nhằm bảo đảm tính thanh khoản và ổn định hệ thống tài chính. Do vậy, việc hiểu biết sâu sắc hơn về các tác động có thể có của biến đổi khí hậu đối với hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính và toàn bộ hệ thống tài chính là vô cùng quan trọng.

Hiện nay đã có gần 30 ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tài chính đã tiến hành hoặc đang lên kế hoạch thực hiện các bài tập về kịch bản khí hậu với khung thời gian 30 năm cho các tổ chức tài chính lớn với sự hỗ trợ phân tích và hướng dẫn được cung cấp bởi mạng lưới các NHTW và giám sát để xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS Năm 2021). Nhiều ngân hàng trung ương châu Âu - bao gồm Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - đang dẫn đầu (theo Sayuri Shirai tháng 3/2022).

Hai loại chính sách tiền tệ xanh

Có hai loại chính sách Chính sách tiền tệ xanh - một loại áp dụng cho việc mua trái phiếu doanh nghiệp, ví dụ như chính sách được NHTW Anh sử dụng để hỗ trợ mục tiêu của chính phủ thực hiện net zero CO2 vào năm 2050. Một chính sách tiền tệ xanh khác được áp dụng thông qua chính sách tín dụng, ví dụ như chính sách của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho vay đối với các tổ chức tài chính các khoản lãi suất thấp để hỗ trợ các mục tiêu của chính phủ về mức phát thải cao nhất vào năm 2030 và đạt mức 0 ròng vào năm 2060.

Loại đầu tiên đưa các tiêu chí về môi trường vào chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp. NHTW Anh là ngân hàng đầu tiên áp dụng các tiêu chí về tính đủ điều kiện khí hậu cho chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp của mình bằng cách nghiêng về trái phiếu được phát hành bởi những người hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực của họ. Phương pháp tiếp cận leo thang cũng đã được áp dụng để đưa ra các điều kiện được thắt chặt hơn theo thời gian và các hành động nghiêm ngặt hơn, ví dụ như giảm số lần mua trái phiếu và loại bỏ không mua đối với những người hoạt động kém hơn, không đáp ứng đủ điều kiện. Kể từ tháng 11 năm 2021, chính sách này đã được thực hiện để tái đầu tư vốn nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp. Một chính sách tương tự cũng đang được ECB xem xét kể từ khi công bố kế hoạch hành động toàn diện về khí hậu vào tháng 7 năm 2021.

Loại chính sách tiền tệ xanh thứ hai thực hiện bằng chính sách tín dụng xanh, qua việc cung cấp cho các tổ chức tài chính các khoản vay tài chính (tái cấp vốn) lãi suất thấp có điều kiện dựa trên các hoạt động tài trợ thực tế của họ đối với các dự án xanh. PBoC là NHTW đầu tiên áp dụng cơ sở cho vay giảm phát thải carbon vào tháng 11 năm 2021. Nó có thể tài trợ tới 60% các khoản vay được các ngân hàng thương mại mở rộng cho các dự án xanh mới với lãi suất 1,75%/năm trong vòng 1 năm - thấp hơn lãi suất 2,8% /năm theo kỳ hạn cho vay trung hạn. Các ngân hàng này được phép cho vay các dự án xanh với lãi suất cơ bản cho vay chuẩn (lãi suất 1 năm là 3,85% và lãi suất 5 năm là 4,65%), do NHTW quy định và các ngân hàng thương mại áp dụng cho công ty đáng tin cậy nhất. Các ngân hàng thương mại phải công bố thông tin về mức giảm phát thải có thể có trong từng dự án, thường xuyên báo cáo về tiến độ của chúng và có được sự chứng thực của bên thứ ba về dữ liệu phát thải.

PBoC là NHTW tích cực trong các vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2015, họ đã giới thiệu Danh mục dự án trái phiếu xanh, tiêu chuẩn trái phiếu xanh quốc gia đầu tiên, được sửa đổi vào năm 2021 cùng với các cơ quan quản lý liên quan khác để loại trừ việc sử dụng than và các nhiên liệu hóa thạch khác. Một danh sách trắng phân loại các dự án xanh là bắt buộc đối với tất cả các tổ chức phát hành trái phiếu xanh. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập một nhóm làm việc với Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2020 với Nền tảng quốc tế về tài chính bền vững (IPSF) để kiểm tra khả năng so sánh và khả năng hoạt động lẫn nhau với phân loại của EU. Quá trình này sẽ tạo thuận lợi cho các công ty trong việc phát hành trái phiếu xanh ở cả hai nền kinh tế (IPSF 2021). Hơn nữa, PBoC đã đánh giá các ngân hàng thương mại lớn theo hiệu suất cho vay xanh của họ (tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản của họ) kể từ năm 2018 và đã mở rộng hệ thống này sang việc nắm giữ trái phiếu xanh của các ngân hàng thương mại kể từ tháng 7 năm 2021. Từ tháng 7 năm 2021, PBoC bắt đầu chấp nhận các khoản vay và trái phiếu xanh làm tài sản thế chấp cho các cơ sở cho vay thông thường của NHTW và đưa trái phiếu xanh vào dự trữ ngoại hối của mình.

NHTW Nhật Bản (BOJ) cũng đã bắt đầu một loại cho vay lãi suất thấp mới đối với các ngân hàng thương mại vào tháng 12 năm 2021 với kỳ hạn 1 năm (có thể gia hạn không giới hạn) với điều kiện dựa trên các khoản vay xanh, chuyển đổi và liên kết bền vững và hiệu suất đầu tư trái phiếu của họ. Việc công bố thông tin của các ngân hàng phù hợp với các khuyến nghị do Lực lượng Đặc nhiệm về Công bố Tài chính liên quan đến Khí hậu cũng đã được yêu cầu.

Gợi mở cho Việt Nam

Thực tế những năm qua, NHNN Việt Nam cũng đã có bước đi tích cực trong tiến trình từng bước xanh hóa hệ thống ngân hàng. Bằng việc ban hành Đề án phát triển ngân hàng xanh (QĐ 1604/QĐ-NHNN), chỉ thị 03/CT của Thống đốc về tín dụng xanh, thống kê danh mục cho vay xanh của các tổ chức tín dụng (TCTD), Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng đã có thử nghiệm mô hình stress test để đưa ra kịch bản đánh giá tác biến đổi khí hậu lên danh mục cho vay của một số NHTM lớn…gần nhất là việc hoàn thiện ban hành Thông tư về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra các tiêu chí về phát hành trái phiếu xanh của các doanh nghiệp dựa trên bộ tiêu chí chung trái phiếu xanh của các nước Asean. Đây là những nền móng ban đầu cho việc nghiên cứu thực thi chính sách tiền tệ xanh ở Việt Nam theo loại thứ hai, nghĩa là thông qua chính sách tái cấp vốn cho các TCTD thông qua hồ sơ thế chấp các khoản cho vay xanh, trái phiếu xanh được xếp hạng cao nhất. Tuy nhiên, để làm được việc này, NHNN cần nghiên cứu trình Chính phủ hình thành Quỹ tái cấp vốn xanh với lãi suất thấp, hỗ trợ đối với các chương trình cho vay thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của Chính phủ.

https://cafef.vn/chinh-sach-tien-te-xanh-nhin-tu-cac-nuoc-va-goi-mo-voi-viet-nam-20220210125904274.chn

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
8 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
6 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
18 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.