Chính trị gia “ngầu” nhất thế giới: Không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ

22/06/2018 15:15
Để tranh cử Tổng thống, một ứng viên sẽ phải lập ra cả một chiến dịch công phu, với hàng loạt buổi thuyết trình, tiếp xúc cử tri và những chuyến đi vận động hành lang. Nhưng William McKinley lại là một trường hợp ngoại lệ khó tin. Ông là người đầu tiên đắc cử mà chưa một lần phải rời khỏi ngôi nhà của mình.

Vào năm 1896, với tư cách là ứng viên tranh cử Tổng thống đại diện cho Đảng Cộng Hòa, William McKinley phải cạnh tranh trực tiếp với William Jennings Bryan, ứng viên Đảng Dân Chủ đến từ thành phố Nebraska.

Trước khi nhậm chức, Bryan đã tuyên bố rằng ông sẽ tổ chức chiến dịch tranh cử của mình bằng một chuyến đi tàu hỏa xuyên qua các bang của nước Mỹ. Điều này gây ra sự bất ngờ lớn tới McKinley, buộc ông cùng cộng sự phải đề ra một chiến thuật khác thật sự sáng tạo.

Chính trị gia “ngầu” nhất thế giới: Không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ - Ảnh 1.

McKinley, năm 1865, ảnh chụp sau khi cuộc Nội chiến kết thúc.

Đó là lúc ông Mark Hanna - giám đốc chiến dịch tranh cử cho McKinley, quyết định đề xuất sẽ tranh cử trên một chiếc tàu hỏa tương tự, có báo hiệu dừng bằng còi. Nhưng phản ứng của McKinley lại trái ngược hoàn toàn với những gì Hanna mong muốn. "Không đời nào. Tôi thà chơi trò đu lộn trên dây với mấy vận động viên chuyên nghiệp hơn là đứng lên phát biểu công khai đối đầu với Bryan". "Tôi muốn ở lại đây (thành phố Canton, bang Ohio) và thực hiện tất cả công việc tranh cử cần thiết".

Một trong những nguyên nhân tác động đến quyết định có phần "kỳ lạ" trên có thể là bởi vì sức khỏe của bà Ida, vợ của ông McKinley. Chỉ trong vòng 2 năm, Ida đã mất đi 2 cô con gái, chính điều này khiến sức khỏe của bà giảm sút nghiêm trọng. Dần dần, Ida xuất hiện triệu chứng của bệnh động kinh, thậm chí bà đã từng bị một cơn co giật ngay tại chính buỗi lễ nhậm chức của McKinley với tư cách là Thống đốc bang Ohio. Kể từ đó, Ida luôn phải sống dựa hoàn toàn vào sự chăm sóc của McKinley.

Chính trị gia “ngầu” nhất thế giới: Không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ - Ảnh 2.

Một trong những nguyên nhân tác động đến quyết định có phần "kỳ lạ" trên có thể là bởi vì sức khỏe của bà Ida, vợ của ông McKinley.

Tất cả những lý do trên khiến McKinley cùng đồng sự phải nghĩ ra một phương thức tranh cử mới nhằm đối phó lại chiến dịch vận động bằng tàu hỏa của Bryan. Lúc này, ông bắt đầu liên tưởng tới Benjamin Harrison, một chính trị gia đã từng tổ chức nhiều cuộc gặp mặt cử tri tại chính ngôi nhà của mình ở Indianapolis vào đợt bầu cử năm 1888. Thêm vào đó, bản thân McKinley cũng từng được người dân chào đón nồng nhiệt theo cách tương tự vào hồi tháng 6.

Đó là khi ông chính thức được tín nhiệm trở thành ứng cử viên Tổng thống đại diện cho Đảng Cộng Hòa. Khi tin về chiến thắng của ông được điện báo về, toàn bộ cư dân thành phố Canton như phát điên lên. Hàng ngàn người hò reo và tổ chức đến tận sân vườn nhà của McKinley để ăn mừng chiến công ấy.

Chính trị gia “ngầu” nhất thế giới: Không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ - Ảnh 3.

Rutherford B. Hayes chính là cố vấn của McKinley trong suốt thời kỳ Nội chiến lẫn những năm sau đó.

Và quyết định cuối cùng cũng được đưa ra. Thay vì phải di chuyển hết bang này đến bang khác, McKinley lựa chọn sẽ ở nhà tiếp đón các cử tri tới. Thực tế là rất nhiều người đã xuất hiện.

Nhiều chuyến tàu chở đầy các cử tri dồn dập tới Canton để họ có thể được tận mắt tiếp xúc với ứng viên mà mình ủng hộ. Tất cả đều mang trong mình cảm giác hân hoan, tận hưởng không khí của ngày bầu cử bằng việc diễu hành trên đường phố, thậm chí mời cả ban nhạc tới biểu diễn.

Chính trị gia “ngầu” nhất thế giới: Không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ - Ảnh 4.

Vợ chồng William và Ida McKinley chụp ảnh cùng với các thành viên của "Phái đoàn hoa" tới từ thành phố Oil City, Pennsylvania.

Các buổi gặp gỡ cử tri đều rất đa dạng và phong phú về thành phần tham dự. Có cả các cựu chiến binh, nhóm nữ quyền, nhưng đôi khi có cả các phái đoàn đặc biệt hơn, chẳng hạn như hội những người trồng bí đỏ, hội yêu thích ca hát hay hội những người luôn lạc quan. Tất cả đều chỉ nhằm mục đích tạo dựng một hình ảnh ứng viên McKinley trở nên đời thường và gần gũi với công chúng hơn, đối lập hoàn toàn so với vẻ khoe mẽ trịnh thượng của Bryan.

Khi tới thăm nhà McKinley, các cử tri sẽ được bố trí chỗ ngồi ngay tại sân vườn phía trước. McKinley sẽ bước ra trước hiên nhà và nghe từng nguyện vọng của từng cử tri một. Ông sẽ phản hồi một cách ngắn gọn từng yêu cầu của từng người.

Lẽ dĩ nhiên ông cũng sử dụng một thủ thuật nhỏ, đó là trước khi gửi thư mời từng phái đoàn cử tri tới buổi gặp gỡ tiếp xúc, họ buộc phải gửi trước 1 bản thảo nội dung các câu hỏi cần được McKinley giải đáp. Vốn không phải là một người có khả năng thuyết trình giỏi, McKinley sẽ cẩn thận nghiên cứu từng bản thảo một, trước khi gặp gỡ trực tiếp người dân.

Chính trị gia “ngầu” nhất thế giới: Không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ - Ảnh 5.

Tổng chưởng lý Melville Fuller đọc lời tuyên thệ trong ngày William McKinley chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.

Sau khi bắt tay và cảm ơn từng cử tri một vì đã dành sự ủng hộ cho mình, McKinley mời họ đi tham quan căn nhà của mình. Các cử tri sẽ ra về bằng cửa sau và trở lại sân ga trước khi quay trở về nhà. Thường thì mỗi buổi tiếp xúc cử tri như thế này, McKinley sẽ làm việc từ sáng tới tối, thực hiện khoảng hơn 300 bài thuyết trình, trong khi đội ngũ nhân viên của ông sẽ phát những tập sách nhỏ tới từng cử tri tham dự.

Chính trị gia “ngầu” nhất thế giới: Không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn đắc cử Tổng thống Mỹ - Ảnh 6.

Tổng thống Mỹ McKinley cùng toàn bộ nội các chính phủ, ảnh chụp năm 1898.

Chiến dịch tranh cử ngay tại nhà này của McKinley hiệu quả không kém gì chuyến tàu xe lửa của Bryan. Tổng cộng có tới 750 nghìn người đã tham dự những buổi tiếp xúc cử tri tại nhà của McKinley. Và mặc dù Bryan đã cố gắng hết sức, di chuyển một quãng đường dài tới 18 nghìn dặm (tương đương hơn 23 nghìn km) trong suốt những tháng trước khi diễn ra đợt bầu cử năm 1896, ông này vẫn không thể đánh bại nổi McKinley.

Thậm chí, tới đợt bầu cử năm 1900, McKinley một lần nữa lại đánh bại Bryan để tái đắc cử Tổng thống. Tuy vậy, lần này ông lại có được sự giúp đỡ rất lớn từ người cộng sức đắc lực của mình, Theodore Roosevelt - người sau này kế nhiệm chính vị trí Tổng thống Mỹ của McKinley.

Nguồn: The Vintage News

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
56 phút trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
43 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
14 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
4 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
22 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
2 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
3 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.