Chính trị gia Nhật Bản nói về Việt Nam tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều

24/02/2019 21:00
Dư luận quốc tế đánh giá cao việc Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2.

Chỉ còn ít ngày nữa là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều được diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá cao việc Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị. Vậy, kết quả của Hội nghị sẽ tác động thế nào tới khu vực và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên? Để rõ hơn vấn đề này, PV Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn ông Katsuhito Asano-Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản.

Chính trị gia Nhật Bản nói về Việt Nam tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Ảnh 1.

Ông Katsuhito Asano-Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản.

PV: Cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được quyết định tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về sự lựa chọn này?

Ông Katsuhito Asano: Đầu tiên khi nghe tin Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ được tổ chức ở Việt Nam, tôi đã rất ngạc nhiên. Và cũng giống tôi, mọi người trên thế giới cũng rất ngạc nhiên. Nhưng sau khi hồi tâm trở lại thì thấy rằng, Việt Nam là sợi dây gắn kết sự tin tưởng mạnh mẽ nhất đối với Triều Tiên. Hơn thế nữa, sau chiến tranh, quan hệ hữu hảo với Mỹ ngày càng trở nên thực chất. Bởi vậy, đối với hai bên mà nói, Việt Nam là địa điểm tổ chức thích hợp nhất và an tâm nhất.

Một điều nữa mà tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong các nước ASEAN, việc chọn Việt Nam sau Singapore là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 là minh chứng cho một Việt Nam phát triển và tình hình an ninh ổn định. Đó cũng khẳng định rằng, Việt Nam là nước thuộc top đầu của Châu Á.

PV: Ông và dư luận có kỳ vọng gì về cuộc gặp lần thứ 2 này?

Ông Katsuhito Asano: Riêng cá nhân Tổng thống Donald Trump tỏ ra khá lạc quan cho rằng, thỏa thuận Mỹ-Triều lần 2 có khả năng sẽ đạt được những kết quả tuyệt vời bởi lần 1 cũng đã có những thương lượng đạt kết quả tốt.

Chính phủ Nhật Bản đang rất thận trọng về kết quả của hội đàm Mỹ-Triều lần hai này bởi cũng như lần 1 mới chỉ là lời nói và nội dung thỏa thuận cũng hết sức sơ lược. Và như vậy, Nhật Bản chỉ có thể đánh giá chính xác khi mà kế hoạch phi hạt nhân được thực hiện theo lộ trình.

PV: Vậy kết quả Hội nghị lần 2 sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với khu vực Đông Á bao gồm Nhật Bản?

Ông Katsuhito Asano: Theo tôi, tại Hội nghị lần này có thể vấn đề an ninh của Mỹ sẽ được giải quyết. Nhưng Nhật Bản không chắc rằng, nội dung của Hội nghị sẽ giải quyết được việc có tới 500-600 quả tên lửa tầm trung của Triều Tiên đang hướng vào Nhật Bản, Hàn Quốc và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đảo Guam sẽ được gỡ bỏ.

Nhật Bản luôn giữ vững lập trường cơ bản với 3 yêu cầu là phi hạt nhân hóa hoàn toàn, kiểm soát tự do và không giới hạn của các cơ quan, tổ chức quốc tế đối với hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, biện pháp không đảo ngược.

PV: Một tương lai nào cho Bán đảo Triều Tiên sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 kết thúc, thưa ông?

Ông Katsuhito Asano: Theo tôi sẽ là không mấy dễ dàng. Kết quả của Hội nghị sẽ thỏa thuận được tuyên bố kết thúc chiến tranh đối với Triều Tiên, và theo đó, Triều Tiên sẽ phá bỏ hạt nhân. Mỹ sẽ rút quân khỏi Hàn Quốc. Phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên được thực hiện. Nhưng đó chỉ là giấc mơ của một câu chuyện. Nếu điều đó được dễ dàng như vậy có lẽ không ai phải vất vả như thời gian qua.

Mục tiêu chính của tuyên bố kết thúc chiến tranh là làm suy yếu ý nghĩa sự tồn tại của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, giảm vai trò hạt nhân của Mỹ ở Cực đông. Mặt khác, trong trường hơp Triều Tiên chậm trễ trong việc thực hiện cam kết xóa bỏ tên lửa đạn đạo bao gồm hạt nhân và tên lửa tầm trung  thì căng thẳng giữa Mỹ-Triều và Nhật-Triều sẽ ngày càng tăng.

Chính vì vậy, Triều Tiên cũng tự nhận thấy rằng, bản thân có một trách nhiệm nặng nề đối với hòa bình, an ninh của khu vực Đông Á và mong muốn tham gia vào Hội nghị lần 2 này.  Nguyên tắc cơ bản của Nhật Bản luôn là đồng thời với việc đảm bảo an ninh quốc gia là tránh những xung đột mới.

PV: Xin trân trọng cám ơn ông./.


Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
8 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
8 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
8 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
4 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
3 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
16 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
19 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
21 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.