Valentine là dịp để bày tỏ yêu thương, và để thực hiện điều đó, có người sẵn sàng chịu vay nợ. Theo một khảo sát mới đây của Statistica tại Mỹ, 16% phần trăm đàn ông được hỏi cho rằng họ sẵn sàng vay tín dụng để sắm sửa cho người thương dịp lễ tình nhân. Con số này ở phụ nữ chỉ là 12%.
Tuy nhiên, phần đông người trả lời thuộc cả hai giới vẫn có quan niệm về tình yêu không quá “nặng về vật chất”. Bằng chứng là 84% đàn ông và 88% phụ nữ không nghĩ rằng nên dùng thẻ tín dụng chỉ để có quà cho nửa còn lại.
Tỉ lệ người tiêu dùng sẵn sàng vay nợ tín dụng để mua quà valentine, chia theo giới tính Ảnh: Statistica
Tuy nhiên, điều đó có khi chỉ đơn thuần phản ánh độ dư dả của hầu bao mọi người, vì theo một số liệu khảo sát khác của Statistica, lượng chi tiêu trung bình trong ngày lễ tình nhân qua từng năm vẫn có xu hướng tăng. Năm 2022, bất chấp bối cảnh đại dịch, trung bình một người Mỹ vẫn bỏ ra 174.41 đô la để sắm sửa vào ngày 14/2, tương đương 3.900.000vnđ. Số liệu năm này hơn cùng kỳ các năm kể từ 2009 đến nay, chỉ kém năm 2020. (196.31 USD = 4.000.000vnđ).
Chi tiêu trung bình trong ngày Valentine, đơn vị USD Ảnh: Statistica
Không những vậy, tình yêu đôi lứa còn thể hiện ra một “động lực kinh tế” mạnh mẽ khi ta nhìn vào lượng tiền dự tính bỏ ra để tiêu dùng dịp Valentine qua các năm. So với mức 12.7 tỷ đô vào 2010, người Mỹ năm nay đã dự trù ngân sách gấp đôi với 21 tỷ đô để mua sắm các món quà dịp Valentine. Trong đó, 6 tỷ sẽ được dành ra cho trang sức.
Sau khi việc ra ngoài bị giới hạn vì COVID-19 trong hai năm, có vẻ như người tiêu dùng cũng đã quý trọng thêm những giây phút được đến nơi công cộng. Chi tiêu vào ăn tối bên bên ngoài cũng tăng trở lại ở mức cao so với năm trước ở mức 4.3 tỷ đô. 15 phần trăm người Mỹ được hỏi cũng mong muốn nhận được món quà ở dạng trải nghiệm, ví dụ như đi sự kiện hoặc xem phim.
Lượng chi tiêu dự kiến vào dịp Valentine qua từng năm
Diễn ra vào ngày 14 tháng 2 dương lịch hàng năm, ngày Valentine được chọn làm ngày lễ tình nhân. Ngày hội này khởi nguồn từ lễ hội mừng thánh Valentinus trong Ki-tô giáo phương Tây, nhưng dần trở nên phổ biến trên khắp thế giới, trở thành thời điểm nở rộ của cho văn hóa tiêu dùng.