Sau nhiều năm tái cơ cấu, các ngân hàng thương mại cổ phần đã có đột phá về quy mô và lợi nhuận.
Đây là thời điểm bắt đầu một giai đoạn chuyển đổi mới ở nhóm ngân hàng (NH) dẫn đầu tăng trưởng nhằm gia tăng năng lực tài chính và chuyển đổi công nghệ hướng đến NH số hiện đại. Tất nhiên, đi cùng với đó sẽ có nhiều thay đổi về cổ đông, lãnh đạo và chiến lược ở mỗi ngân hàng
Tăng vốn và số hoá
Năm 2020, SHB đạt lợi nhuận gần 3.500 tỷ đồng. Đây là mốc đánh dấu SHB hoàn thành chặng đường tái cơ cấu với thương vụ hợp nhất Habubank và bước vào giai đoạn tăng tốc. Đúng như dự đoán, 6 tháng đầu năm 2021, SHB đạt lợi nhuận trên 3.000 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước. NH cũng này đặt mục tiêu xử lý toàn bộ nợ Vinashin và mua toàn bộ trái phiếu VAMC trước hạn ngay trong 2021 và như thế SHB sẽ sạch khoản nợ xấu thách thức nhiều năm qua.
Mới đây, SHB đã trình NHNN phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 lên hơn 26.674 tỷ đồng. Với mức vốn này, SHB vững trong top 5 tư nhân lớn nhất Việt Nam và mang lại kỳ vọng lợi nhuận cả năm 2021 vượt 6.000 tỷ đồng.
Tăng vốn không phải là câu chuyện mới nhưng mang lại nhiều hiệu quả và luôn nằm trong chiến lược mục tiêu của các NH. Gần đây, TPBank cũng vừa được NHNN 2021 chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỷ đồng. NHNN chấp thuận việc LienVietPostBank tăng vốn thêm tối đa 1.289 tỷ đồng nâng tổng vốn điều lên 15.703 tỷ đồng.
Với nguồn vốn bổ sung này sẽ giúp các NH tăng thêm hệ số an toàn nhằm nâng cao năng lực tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh như tăng tốc thông qua mở rộng quy mô cho vay, đầu tư công nghệ và nhân lực, đặc biệt thúc đẩy mạnh việc số hóa ngân hàng… đặc biệt, với các NH đã hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II như SHB..
Cùng với tăng vốn, các NH có thêm nguồn lực chạy đua công nghệ, chuyển đổi số mạnh mẽ để tạo nên đột phá và lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn tới. |
Cùng với tăng vốn, các NH có thêm nguồn lực chạy đua công nghệ, chuyển đổi số mạnh mẽ để tạo nên đột phá và lợi thế cạnh tranh trong giai đạn tới. Hiện SHB đang đầu tư hàng ngàn tỷ cho việc ứng dụng CNTT để đẩy mạnh công nghệ số, hiện đại hóa NH để hình thành ngân hàng số với hệ sinh thái số. Trong lộ trình đó, giải pháp Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), các chi nhánh số và hàng loạt dự án công nghệ thông tin trọng điểm đang được đội ngũ nhân sự mạnh về công nghệ của SHB triển khai song song. Ở TPbank, đã đầu tư hơn 1.500 tỷ để phát triển ngân hàng số và bước đầu đã thử nghiệm thành công mô hình LiveBank với 330 máy giao dịch tư động không cần nhân viên trên cả nước.
Theo các chuyển gia, trong bối cảnh hội nhập và phát triển công nghệ, áp lực cạnh tranh của NH ngày càng khốc liệt. Không chỉ là cuộc cạnh tranh của NH với nhau, giữa NH với các công ty tài chính mà còn là giữa NH với fintech và bigtech, thì ứng dụng công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm là hai chiến lược mũi nhọn được nhiều NH lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi mỗi NH phải thay đổi nhanh hơn để tạo dựng được hình ảnh và vị thế của mình trong không gian số.
Và tất nhiên trong sự thay đổi trên đây luôn đi kèm với chiến lược nhân sự cao cấp như 1 đòi hỏi tất yếu. Trong những năm qua, thị trường NH đã chứng kiến làn sóng thay “tướng” ngân hàng theo xu hướng trẻ hóa, quốc tế hóa và công nghệ hóa. Hàng loạt ngân hàng thông báo thay đổi nhân sự cấp cao, từ các ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank cho đến các ngân hàng thương mại cổ phần như SHB…
Dự báo, làn sóng nhân sự giữ các chức vụ chủ chốt tại các N sẽ tiếp tục biến động do nhiều nguyên nhân. Trong đó có việc các NH định hướng lại chiến lược kinh doanh, cần các nhân sự phù hợp với quá trình phát triển mới. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ giúp đẩy mạnh sự chuyển hóa nguồn lực DN với các thế mạnh khác nhau để hoạt động hiệu quả hơn trong giai đoạn tăng quy mô và đổi mới công nghệ.
Chờ đợi những thương vụ lớn
Những thay đổi các NH được dự báo sẽ kéo theo những thương vụ lớn, những biến động về cơ cấu cổ đông. Mới đây, NCB đã cùng lúc bổ nhiệm cả Chủ tịch và TGĐ mới và tất nhiên, giới đầu tư đang chờ đợi công bố các thương vụ lớn ở NH này. NCB đã ghi nhận hàng loạt giao dịch lớn trước thời điểm tăng vốn điều lệ thêm 1.500 tỷ đồng. Các giao dịch lớn này xuất hiện ngay khi NHNN chấp thuận cho NCB này tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.500 tỷ đồng lên mức hơn 5.600 tỷ đồng…
Những thay đổi các NH được dự báo sẽ kéo theo những thương vụ lớn, những biến động về cơ cấu cổ đông. |
Trước đó, giới ngân hàng cũng chứng kiến thương vụ lớn khi VPBank chính thức công bố bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho Sumitomo Mitsui để thu về khoản tiền khổng lồ 1,4 tỷ USD.
Với kế hoạch tăng vốn lên hơn 26 nghìn tỷ đồng trong năm nay, giới đầu tư cũng đang chờ đơị những thương vụ lớn ở SHB. Trong đó, thương vụ bán công ty tài chính – SHB được dự kiến sẽ hoàn tất trong năm nay sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của. Bên cạnh đó, SHB đã được chấp tuận chuyển sàn niêm yết trên HOSE tạo ra cơ hội lớn trong việc hấp dẫn đầu tư và gọi thêm các nguồn vốn lớn nhất là từ các nhà đầu tư ngoại.
Hiện nay, trên TTCK những NH còn room cho nhà đầu ngoại không còn nhiều. SHB là ngân hàng vốn hóa lớn duy nhất còn trống room ngoại. Hồi tháng 5, cổ phiếu SHB đã được thêm vào rổ danh mục của chỉ số MSCI Frontier Market Index (chỉ số tham chiếu cho quỹ MSCI Frontier Markets Index ETF).
Mới đây, SHB đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận khóa room ngoại ở mức 10% để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. SHB đang được rất nhiều Tập đoàn tài chính, ngân hàng, Quỹ đầu tư trên thế giới quan tâm và NH này đặt tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư là các đối tác có năng lực về tài chính, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản trị điều hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phù hợp với chiến lược của NH...
Trong bối cảnh thay đổi đó, các NH cũng cần những lãnh đaọ phù hợp để hiện thực hóa những tầm nhìn chiến lược trong giai đoạn mới. Thực tế, đi kèm việc thay đổi nhân sự cấp cao là hàng loạt kế hoạch, thương vụ lớn của các NH đang được giới đầu tư chờ đợi.
Mai Minh