Cho phép ngân hàng xác thực khách hàng điện tử: Ai được lợi?

27/05/2020 19:16
Tới đây, thay vì việc khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các biện pháp xác thực truyền thống như trình diện và đối chiếu các loại giấy tờ tùy thân khá phiền phức, thì eKYC cho phép khách hàng không cần gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN (Dự thảo) về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong đó, sửa đổi lớn nhất liên quan đến việc cho phép ngân hàng thương mại (NHTM) được quyết định gặp hoặc không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đây là điều mà không chỉ các NHTM mà còn cả hệ thống tài chính đã mong chờ trong nhiều năm qua nhằm đạt được bước đột phá trong chuyển đổi số và phát triển tài chính toàn diện.

Cũng theo nhóm tác giả, bản chất của việc "không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ" (còn được hiểu là xác thực khách hàng điện tử - eKYC) không phải là việc mở tài khoản ngân hàng mà không có kiểm soát, từ đó dẫn tới nguy cơ lừa đảo, rửa tiền. Mà thực chất là, thay vì việc khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các biện pháp xác thực truyền thống như trình diện và đối chiếu các loại giấy tờ tùy thân khá phiền phức, thì nay, eKYC cho phép khách hàng không cần gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại thông qua đối chiếu thông tin cá nhân tức thì với hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, xác thực dạng sinh trắc học thông qua vân tay, khuôn mặt, mống mắt…, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, quy định cho phép eKYC là một xu thế tất yếu trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế và hoạt động sản xuất – kinh doanh, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bởi lẽ, dù sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số có phát triển đến đâu mà khách hàng vẫn phải đến ngân hàng gặp mặt trực tiếp để mở tài khoản, thì có lẽ đó là cách số hóa "nửa vời" và càng khó có thể chấp nhận trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh phát triển kinh tế số và thanh toán không dùng tiền mặt.

Với bước tiến này, lợi ích đem lại cho người dân, ngân hàng và cơ quan quản lý là rất lớn. Trong đó, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân. Khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng mọi lúc mọi nơi, thuận tiện, linh hoạt, nhanh chóng. Cũng giống như việc khách hàng đang chuyển dần từ mua bán truyền thống sang mua bán "online" khi chỉ việc thao tác trên thiết bị là có thể mua được hàng hóa, thì nay, khách hàng cũng có thể có được những trải nghiệm như vậy với dịch vụ ngân hàng. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. 

Bên cạnh đó, eKYC còn góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân. Trên thực tế, tại Việt Nam khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng truyền thống còn khá hạn chế, đặc biệt với người dân ở vùng nông thôn, một trong những nguyên nhân khiến người dân chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng là do e ngại thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, khi eKYC được áp dụng thì những trở ngại, khó khăn đó sẽ được xóa nhòa, đặc biệt là trong bối cảnh tại Việt Nam, có tới 55% người dân sử dụng điện thoại đã có điện thoại thông minh năm 2019 (theo E-marketing) và Bộ Thông tin & Truyền thông đang có kế hoạch phổ cập 100% người dân sử dụng điện thoại di động.

Đối với ngân hàng thương mại, theo nhóm tác giả, eKYC cho phép tiết kiệm thời gian, tiền bạc (đầu tư vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực), hạn chế các rủi ro liên quan đến gian lận của khách hàng mà giao dịch viên khó phát hiện được (như làm giả chứng minh thư, căn cước…). Một nghiên cứu của McKinsey (2019) cho thấy việc cho phép áp dụng e-KYC có thể giúp giảm 90% chi phí đăng ký khách hàng. Không những vậy, như đã phân tích ở trên, eKYC còn mở rộng đối tượng khách hàng, từ đó giúp gia tăng nguồn thu và đa dạng hóa hoạt động cho ngân hàng, phù hợp xu thế mới trong bối cảnh thực hiện Quyết định 986/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, thông qua theo dõi lịch sử giao dịch, ngân hàng còn có thể đánh giá hành vi của khách hàng trong quan hệ thanh toán, tín dụng…v.v.

Đối với cơ quan quản lý, việc người dân tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cũng giúp NHNN giám sát dòng tiền trong nền kinh tế tốt hơn và hỗ trợ cho công tác phòng chống rửa tiền và tội phạm tài chính vì mức độ xác thực và định danh khách hàng đạt tỷ lệ chính xác khá cao. Ngoài ra, để triển khai eKYC cần cho phép ngân hàng truy cập vào cơ sở dữ liệu định danh cá nhân quốc gia, khi đó, sẽ tạo ra động lực khuyến khích người dân đăng nhập vào hệ thống và cập nhật thông tin của mình để thuận tiện hơn trong giao dịch ngân hàng, từ đó làm giàu thêm cơ sở dữ liệu quốc gia mà không tốn kém công sức, chi phí. Đồng thời, cho phép eKYC sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó tăng tính công khai, minh bạch, góp phần giảm qui mô nền kinh tế ngầm và giao dịch không chính thức.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
15 phút trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
24 phút trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
2 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
3 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
5 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
22 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.