Cho vay thì dễ nhưng ngân hàng đòi nợ thì "khổ trăm bề"

27/10/2018 10:16
Không phải khách hàng nào cũng chủ động muốn trả hết nợ quá hạn, dân ngân hàng như tôi thường hay nói câu cửa miệng như thế này "để làm tốt nghề tín dụng thì trước tiên phải biết thu hồi nợ".

LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Phạm Dương Thúy Vy, công tác tại Sacombank Mỹ Tho A chi nhánh Tiền Giang gửi tới cuộc thi viết về Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Từ thực tiễn đến ước mong do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.

---

Ngày nay, việc chào bán sản phẩm cho vay được gửi rộng rãi đến từng thuê bao điện thoại với những thủ tục hấp dẫn, cực kì đơn giản và số tiền lên đến vài chục triệu đồng mà không cần thế chấp, từ đó xảy ra khá nhiều rủi ro trong việc thu hồi vốn dẫn đến nợ quá hạn, việc nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng cả đôi bên, không những tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn làm xấu đi hình ảnh và uy tín của bên vay nợ.

Hiện nay có 2 hình thức nợ quá hạn: nợ có tài sản đảm bảo do vay thế chấp và nợ không có tài sản đảm bảo từ việc vay tín chấp. Hình thức vay nợ tín chấp khó thu hồi hơn do phụ thuộc vào tình hình tài chính của người đi vay, nếu như tài chính tốt thì khả năng thu hồi lại cao, còn nếu kinh doanh làm ăn thua lỗ thì bên cho vay xem như mất trắng. Hình thức vay tín chấp thì khó khăn do có một số tài sản thế chấp tại ngân hàng nhưng lại liên quan đến vụ án khác, khiến tòa án phải giữ lại tài sản để điều tra dẫn đến ngân hàng không thể giải quyết được tài sản, khoản nợ vẫn còn tồn đọng.

Nguyên nhân nợ quá hạn từ đâu?

Thứ nhất: người đi vay gặp các vấn đề tài chính, gặp rủi ro trong đầu tư kinh doanh, năng lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, quản trị doanh nghiệp yếu, không thích ứng được với môi trường kinh tế thay đổi, thậm chí những bất ổn của nền kinh tế, yếu tố khách quan, thiên tai dịch bệnh dao động quanh mức 1% tổng dư nợ.

Thứ hai: người đi vay quản lý tài chính không hiệu quả, vay nợ nhưng không chặt chẽ trong chỉ tiêu hoặc đầu tư không thông minh dẫn tới số vốn vay không được sử dụng hiệu quả, kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng tài chính và ngân sách.

Thứ ba: về phía ngân hàng, nợ xấu do chất lượng thẩm định không tốt, rủi ro đạo đức của các cán bộ, chuyên viên.

Thứ tư: sự bất ổn của nền kinh tế.

Khách hàng phải làm gì khi muốn trả hết nợ quá hạn?

Cho dù với tư cách là cá nhân hay người đại diện tổ chức doanh nghiệp, thì khách hàng cần phải hết sức tỉnh táo, giữ vững tâm lý thì mới có giải pháp xử lý hiệu quả. Tự xác định nguyên nhân, số tiền nợ quá hạn, đánh giá tài chính cũng như các mối quan hệ có thể hỗ trợ tạm thời trong lúc khó khăn để nhờ hỗ trợ. Tâm lý khách hàng bất ổn sẽ đẩy tình hình đi xa và xấu đi.

XEM THÊM TẤT CẢ CÁC BÀI DỰ THI của cuộc thi viết "Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Từ thực tiễn tới ước mong" tại đây

Đồng thời, khách hàng cần bàn bạc cùng với ngân hàng để có thể gia hạn hoặc trường hợp bất đắc dĩ thương lượng để tìm ra phương án tốt nhất để xử lý nợ quá hạn.

Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu để trả nợ, trích một phần thu nhập cố định hàng tháng để trả nợ đúng hạn theo quy định. Khách hàng cần phải sắp xếp, tính toán thứ tự ưu tiên theo mức lãi suất vay.

Việc trả nợ quá hạn không chỉ là gánh nặng tài chính mà còn là nỗi lo tâm lý, bởi không ai muốn mất danh dự bản thân, uy tín của mình.

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng chủ động muốn trả hết nợ quá hạn dân ngân hàng như tôi thường hay nói câu cửa miệng như thế này "để làm tốt nghề tín dụng thì trước tiên phải biết thu hồi nợ". Vì cho vay thì rất dễ, còn việc thu được nợ về mới là một hành trình gian khó, nhiều trường hợp sau khi giải quyết, ngân hàng thu hồi tài sản mang đi thanh lý thì phải nộp lại đến 90% thuế trên giá trị tài sản, đến cuối cùng cũng không thu lại được gì, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lực của ngân hàng, việc đòi nợ của các ngân hàng hiện nay "khổ trăm bề" và dù có được tòa án, cơ quan thi hành án hỗ trợ nhưng có những vụ, không dễ gì xử lý.

Hiện tại, rất nhiều khoản nợ xấu đã bán cho VAMC có tài sản bảo đảm là dự án bất động sản hoặc tài sản hình thành trong tương lai là các dự án bất động sản chưa hoàn thành "công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt" hoặc chủ đầu tư chưa có đủ giấy chứng nhận "quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng".Các dự án là tài sản bảo đảm về cơ bản đều đã được đánh giá, xem xét về hiệu quả, tiềm năng và đều nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Việc chuyển nhượng được các tài sản bảo đảm này sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho nền kinh tế bên cạnh việc xử lý nợ xấu của VAMC.

Theo quy định về giao dịch bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm không phải là hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập cho tổ chức tín dụng, và cũng không tạo ra thu nhập cho tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, theo Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế thu nhập cá nhân, luật thuế giá trị gia tăng thì bên bảo đảm vẫn phải nộp các loại thuế từ việc chuyển nhượng tài sản. Đồng thời, khi có tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, cơ quan thuế cũng thực hiện thu các khoản thuế của bên bảo đảm còn nợ Nhà nước.

Do đó, các cơ quan thuế thường yêu cầu trích từ số tiền bán tài sản bảo đảm để thanh toán tiền thuế trước khi thanh toán cho bên bảo đảm thì mới xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế để tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục sang tên.Tuy nhiên, việc phải nộp các khoản thuế trước khi thực hiện nghĩa vụ ưu tiên thanh toán cho bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng đã làm giảm số tiền thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nhiều trường hợp số tiền bán tài sản bảo đảm không đủ thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng nhưng vẫn phải nộp thuế, gây khó khăn cho cả bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chủ nợ có bảo đảm.

Ngày nay, nợ xấu trong hệ thống các ngân hàng thương mại là một vấn đề nan giải. Để giải quyết được tình trạng này, cần thiết phải có sự tham gia của các bên để cùng chia sẻ thực trạng, qua đó tìm ra các giải pháp phù hợp. Việc tích cực cùng tham gia giải quyết của Chính phủ, các ngân hàng thương mại và các cá nhân, tổ chức nợ xấu rất quan trọng. Chính phủ tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển đúng mức, kịp thời; xây dựng môi trường kinh tế, chính trị ổn định với những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Sự chung tay góp sức của các thành phần, tầng lớp xã hội trong việc xử lý nợ xấu ở hệ thống các ngân hàng thương mại sẽ giúp cho hoạt động này được kìm hãm và hạn chế gia tăng, phát triển trong tương lai.

Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
6 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
7 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
8 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
9 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 21/9: Ngân hàng tăng giảm không đồng nhất, thị trường tự do "bất động"
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 21/9: Trên thế giới, đồng USD đi ngang vào phiên giao dịch sáng nay khi thị trường lạc quan vào những dự liệu kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua. Trong nước, tỷ giá USD/VND diễn biến trái chiều, tăng giảm không đồng nhất.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
12 giờ trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
1 ngày trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
1 ngày trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.