Thế vận hội Mùa đông 2022 đang diễn ra tốt đẹp tại Bắc Kinh với hơn 200 huy chương đã được trao cho các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.
Kết thúc những trận thi đấu bằng việc đứng trên bục vinh quang không chỉ làm tăng cao niềm tự hào dân tộc. Đối với một số người chiến thắng, điều đó cũng có nghĩa là mang phần thưởng tiền mặt về nhà và mở ra cơ hội hiếm có khó tìm là được tài trợ đến hàng triệu đô la.
CNBC đã tổng hợp biểu đồ dưới đây, lấy thông tin từ các ủy ban Olympic Quốc gia, hiệp hội thể thao và trang tài chính cá nhân Money Under 30.
Những con số "khủng"
Dưới đây là số tiền mà các vận động viên nhận được khi đứng trên bục vinh quang.
Dữ liệu cho thấy Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ thưởng cho các vận động viên của mình 37.500 USD cho mỗi huy chương vàng giành được, 22.500 USD cho bạc và 15.000 USD cho đồng. Phần lớn số tiền thưởng đó không phải chịu thuế trừ khi các vận động viên báo cáo tổng thu nhập vượt quá 1 triệu USD.
Các vận động viên Mỹ cũng nhận được các hình thức hỗ trợ khác như bảo hiểm y tế, tiếp cận các cơ sở y tế hàng đầu và hỗ trợ học phí đại học.
Hoa Kỳ đã cử hơn 200 vận động viên đến thi đấu tại Bắc Kinh. Đội tuyển Mỹ cho đến nay đã giành được 7 huy chương vàng, 6 bạc và 3 đồng.
Tại các trận thi đấu mùa hè năm 2021, các vận động viên Mỹ đã mang về 39 vàng, 41 bạc và 33 đồng - chiếm tổng số huy chương cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào ở Tokyo.
Các quốc gia khác chi mạnh tay đến mức nào?
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ "vung tiền" mạnh tay hơn nhiều cho các vận động viên của họ đã giành được huy chương. Các chuyên gia nói rằng một phần trong số đó là để phát triển nền thể thao nước nhà.
Ví dụ, Singapore thưởng cho những người đoạt huy chương vàng của mình nhiều hơn gần 20 lần so với Hoa Kỳ.
Những người chơi giành được huy chương vàng cá nhân đầu tiên cho Tổ quốc của mình sẽ nhận được 1 triệu đô la Singapore (737.000 USD). Tiền thưởng phải chịu thuế và những người chiến thắng được yêu cầu phải trả lại một phần cho các hiệp hội thể thao quốc gia của họ để đào tạo và phát triển trong tương lai.
Kazakhstan trả cho các vận động viên của họ khoảng 250.000 USD cho một huy chương vàng, Ý trả khoảng 213.000 USD, Philippines khoảng 200.000 USD trong khi Malaysia cũng đưa ra những phần thưởng hậu hĩnh cho các vận động viên của mình. Hồng Kông, quốc gia cạnh tranh riêng với Trung Quốc tại Thế vận hội, năm ngoái đã thưởng đến 5 triệu đô la Hồng Kông (641.000 USD) cho người đoạt giải vàng.
Khi vận động viên ném lao của Ấn Độ Neeraj Chopra giành được huy chương vàng đầu tiên của đất nước trong bộ môn điền kinh ở Tokyo vào năm ngoái, một số chính trị gia và thương hiệu doanh nghiệp đã công bố phần thưởng bằng tiền hàng triệu rupee cho vận động viên này.
Ngoài tiền thưởng huy chương, những người chiến thắng ở các quốc gia này còn được nhận các khoản khác. Ví dụ, khi vận động viên cử tạ người Philippines Hidilyn Diaz giành được huy chương vàng Olympic đầu tiên của quốc gia vào năm ngoái, cô được cho là đã tặng hai ngôi nhà và các chuyến bay miễn phí suốt đời.
Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên phải đề cập đến là việc giành được một vị trí trong đội Thế vận hội không phải là một kỳ tích dễ dàng và các vận động viên phải dành phần lớn thời gian của họ để tập luyện cho các bộ môn. Điều đó khiến việc kiếm việc làm toàn thời gian trở nên khó khăn.
Trong một số môn thể thao, thiết bị, huấn luyện và sử dụng các địa điểm tập luyện cũng có thể làm tăng chi phí của vận động viên.
Trong khi các vận động viên từ các quốc gia lớn hơn, cạnh tranh hơn nhận được tiền trợ cấp hoặc trợ cấp đào tạo từ các hiệp hội thể thao quốc gia của họ, những người khác lại làm nhiều công việc khác nhau hoặc chuyển sang nguồn cung ứng cộng đồng để "nuôi dưỡng" cho giấc mơ Olympic của họ.
Những vận động viên hàng đầu có thể thu về tiền thưởng khi chiến thắng các giải đấu quốc gia và quốc tế.
Để nhận được tài trợ là rất khó
Chỉ một số ít vận động viên hàng đầu có được xác nhận hoặc hợp đồng tài trợ trị giá hàng triệu đô la, trước khi thi đấu tại Thế vận hội hoặc sau khi đạt được thành công trong Thế vận hội.
Ví dụ như vận động viên trượt ván trượt tuyết Shaun White đã nhận được tài trợ ván đầu tiên khi mới 7 tuổi, NBC Sports đưa tin. Sau khi anh giành được huy chương vàng Olympic đầu tiên của mình vào năm 2006, công ty sản xuất ván trượt tuyết Burton đã ký hợp đồng 10 năm với anh và White đã bỏ túi khoảng 10 triệu USD mỗi năm tài trợ, theo NBC.
Năm ngoái, vận động viên bơi lội người Mỹ Katie Ledecky và vận động viên thể dục dụng cụ Simone Biles đã nhận được hàng triệu xác nhận trước các trận đấu mùa hè, theo Forbes đưa tin. Trong khi đó, ngôi sao quần vợt Naomi Osaka được cho là đã kiếm được 55 triệu USD từ việc xác nhận trong 12 tháng và được mệnh danh là nữ vận động viên được trả lương cao nhất từ trước đến nay, theo các báo cáo.
Nhưng việc ký được những hợp đồng béo bở là rất hiếm và không phải điều hiển nhiên sẽ xảy ra.
Hầu hết các vận động viên của đội tuyển Mỹ không được đại diện bởi các đại lý thể thao và một số không có nhà tài trợ hoặc xác nhận nào cả, theo một báo cáo của Forbes.