Thủ đô hoa lệ của Xứ Sở Chùa Vàng gần đây đã chính thức được đổi tên. Điều này được nêu trong tuyên bố của Hội đồng Học thuật Hoàng gia Thái Lan. Được biết, đây là tổ chức chịu trách nhiệm phát triển, thực hiện và thay đổi các tiêu chuẩn chính tả và sử dụng các từ, kể cả địa danh chính thức bằng tiếng Thái và các ngôn ngữ khác để sử dụng ở Thái Lan.
Sau khi Hội đồng Học thuật Hoàng gia Thái Lan đề xuất về việc đổi tên thành phố lên Văn phòng Thủ tướng, Nội các Thái Lan đã thông qua bản dự thảo. Các nhà chức trách quyết định đổi tên chính thức được viết bằng tiếng nước ngoài của Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon, có nghĩa là "Thành phố thủ đô của các thiên thần vĩ đại", hiện Bangkok không còn là tên chính thức của thành phố.
Đáng chú ý hơn, cái tên Krung Thep Maha Nakhon mới chỉ là tên gọi tắt, tên đầy đủ của thủ đô Thái Lan sẽ bao gồm hơn 40 yếu tố có ý nghĩa riêng biệt: "Krung Thep Maha Nakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayutthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udom Ratchaniwet Mahasathan Amon Phiman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanu Kamprasit" (กรุงเทพมหานคร อมรรัตนโกสินทร์ มหินทรายุธยามหาดิลก ภพนพรัตน์ ราชธานีบุรีรมย์ อุดมราชนิเวศน์ มหาสถาน อมรพิมาน อวตารสถิต สักกะทัตติยะ วิษณุกรรมประสิทธิ์).
Cái tên này được đặt với ý nghĩa là "Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố tráng lệ của 9 viên ngọc quý, nơi ở của đức vua Ayutthaya, thành phố của những cung điện hoàng gia, quê hương của các vị thần hiện thân, được thần Vishwakarma dựng lên theo lệnh của thần Indra".
Với tổng cộng 168 chữ cái, tên thành phố này đã được ghi danh trong Kỷ lục Guinness là tên địa điểm dài nhất thế giới. Cùng với đó, người dân Thái Lan thậm chí còn sáng tác một bài hát chỉ với tên của thủ đô nước này.
Tên gọi phổ biến hiện nay là Bangkok vẫn tiếp tục được công nhận, song không chính thức và được viết trong dấu ngoặc đơn sau tên chính thức Krung Thep Maha Nakhon. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ hội được đến thăm thủ đô của Thái Lan mà không thể nhớ được nhưng vẫn muốn tôn trọng cái tên mới này, bạn có thể gọi tắt hơn nữa là "Krung Thep" như hầu hết người bản địa vẫn thường gọi.
Đổi tên thủ đô là một việc hệ trọng mang tầm cỡ quốc gia, liên quan đến bộ mặt của cả đất nước nhưng không phải là chuyện hiếm gặp. Điểm lại trên thế giới, không ít quốc gia cũng đã quyết định "thay tên đổi họ" cho các thành phố đầu não của mình.
Trong thế kỷ 17, người Hà Lan đã định cư ở mũi phía nam của Đảo Manhattan. Khu định cư này được đặt tên là Tân Hà Lan (tiếng Anh: New Amsterdam; tiếng Hà Lan: Nieuw Amsterdam) vào năm 1626 và được đăng ký thành phố vào năm 1653. Người Anh giành quyền kiểm soát nơi này vào năm 1664 sau khi Thống đốc Hà Lan, Peter Stuyvesant, đầu hàng.
Tiếp đó, vua Charles II của Anh trao vùng đất này cho người anh trai, Công tước xứ York và đổi tên thành phố thành New York để vinh danh vị Công tước này. Thành phố lại một lần nữa rơi vào tay người Hà Lan vào tháng 7/1673, họ đổi tên thành New Orange. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm sau, thành phố lại lấy lại tên là New York kể từ tháng 11/1674.
Tượng George Washington trước Sở giao dịch chứng khoán New York trên Phố Wall ở thành phố New York
Thành phố đã được người Anh đặt tên là York vào năm 1793. Cái tên này là để vinh danh một Công tước khác của xứ York, Hoàng tử Frederick. Ông chính là người chỉ huy quân sự được nhắc đến trong bài đồng dao "The Grand Old Duke of York" (tạm dịch: Vị Công tước già xứ York).
Là thủ phủ của vùng Thượng Canada, York là mục tiêu của người Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1812. Thành phố được đổi tên thành Toronto vào năm 1834 theo yêu cầu Hội đồng dựa trên ý muốn của cư dân. Tên của khách sạn Fairmont Royal York, đối diện với Ga Union qua con đường Front Street West của Toronto, là một phần của tên gọi cũ của thành phố.
Tòa tháp CN nổi bật giữa các tòa nhà khác ở trung tâm Toronto, thành phố đông dân nhất ở Canada
Thành phố này đã được chọn để xây dựng thành thủ đô theo lệnh của Peter Đại đế. Sa hoàng được lấy cảm hứng từ Amsterdam, nơi ông từng làm việc trong một xưởng đóng tàu. Khoảng 30.000 đến 100.000 người đã chết khi xây dựng thành phố mới của ông trên vùng đất đầm lầy vào đầu thế kỷ 18.
St Petersburg đã trải qua nhiều cái tên khác nhau. Cái tên Petrograd được đặt vào năm 1914 và thành phố trở thành thủ đô của Nga cho đến năm 1917. Từ năm 1924 đến năm 1991, thành phố được gọi là Leningrad, theo tên của nhà lãnh đạo cách mạng Vladimir Lenin. Và cuối cùng được đổi thành St Petersburg vào năm 1991 và giữ nguyên cho đến nay.
Bảo tàng Hermitage - Cung điện Mùa đông nằm trong số những điểm tham quan hàng đầu ở thành phố của Nga
Bây giờ là một phần của thủ phủ Trójmiasto (Tricity) tại Ba Lan, cùng với Sopot và Gdynia, Gdansk từ lâu được biết đến là Danzig, một tên tiếng Đức. Thành phố đã từng là thành viên của Liên minh thương mại Hanse. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những người Đức còn sống sót tại thành phố đã bị buộc phải rời đi. Thành phố được tái định cư và đổi tên thành Gdańsk.
Câu chuyện thời chiến của thành phố được kể trong Bảo tàng Chiến tranh Thế giới thứ hai, mở cửa vào năm 2017.
Nằm ở trung tâm nước Úc, khu đô thị đông dân thứ ba của Lãnh thổ Bắc Úc đã được gọi là Stuart cho đến năm 1933. Cái tên này được đặt theo John McDouall Stuart, người đã thám hiểm ra lục địa Úc vào đầu những năm 1860.
Sau đó, khu định cư được đổi tên thành Alice Spring theo tên "Alice" của vợ của cựu Tổng Biên tập Nam Úc, ngài Charles Todd. Hiện tại, dấu tích một thời của cái tên cũ vẫn hiện hữu qua đường cao tốc Stuart chạy giữa Darwin và Cảng Augusta.
Bảo tàng Dịch vụ Bác sĩ Bay Hoàng gia là một trong những điểm tham quan chính của Alice Springs.