Nhà gần hóa xa, nhà xa hóa gần
Chẳng lạ khi một người ở ngoại thành đi vào nội thành làm việc lại có thời gian di chuyển tương đương với những đồng nghiệp trong nội đô. Tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên từ 7h sáng tới 7 – 8 giờ tối trên hầu hết mọi con đường ở nội thành Hà Nội.
Nếu bạn di chuyển từ nhà ở Bạch Mai đến chỗ làm ở quận Thanh Xuân với khoảng cách 5km sẽ mất từ 30 – 40 phút. Trong khi đó 1 người ở Gia Lâm hay Văn Giang Hưng Yên đi sang Ngã tư sở cũng chỉ mất 30 – 45 phút với khoảng cách 20km – 25km. Nghe vô lý nhưng thời gian di chuyển quãng đường 5km và 25km là như nhau.
Hạ tầng giao thông không kịp tốc độ phát triển của phương tiện giao thông
Những năm qua Hà Nội liên tiếp có những cây cầu vượt, mở rộng lòng đường nhưng... tắc vẫn hoàn tắc. Tình trạng tắc thậm chí còn kéo dài và phổ biến hơn trước. Giao thông nội đô là một nỗi ám ảnh với mùi khói bụi nồng nặc.
Hạ tầng giao thông không kịp đáp ứng cộng thêm ý thức kém của người dân càng làm giao thông bí bách.
Theo thống kê từ Phòng CSGT Hà Nội: Từ đầu năm 2019 đến nay, trung bình mỗi tháng, Hà Nội đang có thêm khoảng 27.000 ô tô, xe máy, xe đạp điện được cấp biển số để đổ ra đường. Cộng thêm việc thi công tàu điện Metro quá lâu dự báo cảnh tắc đường ở nội đô sẽ là cơn ác mộng kéo dài.
Từ khái niệm "đi bao xa" đến "mất bao lâu"
Sống chung với tắc đường nhiều năm qua, người dân thủ đô đã hình thành khái niệm đi bao lâu trước khi ra khỏi nhà. Nếu không áng chừng được thời gian mà chỉ nhìn vào số km thì bị trễ giờ là điều chắc chắn xảy ra. Thế nhưng nếu đã định cư ở trong khu vực tắc đường thường xuyên thì phải làm sao để giảm áp lực giao thông cho chính bản thân và cộng đồng?
Thay vì đổ xô vào mua chung cư, nhà đất ở nội đô, việc chuyển hoặc mua nhà ở các khu vực lân cận là một giải pháp tươi sáng. Khu vực Đông Nam Hà Nội được xem là chìa khóa vàng cho lựa chọn của người dân thủ đô.
Mới đây, Phó Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với vốn đầu tư 2.561 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong năm 2020. Trước đó, ngày 6/1, nút giao kết nối trực tiếp đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chính thức khởi công xây dựng với chiều dài gần 1,5km.
Trong tương lai, Hà Nội có thêm cây cầu đường sắt nối quận Hoàng Mai với khu vực Gia Lâm. Đây là cầu đường sắt của tuyến metro số 8 lộ trình từ Sơn Đồng - Mai Dịch đến Dương Xá (Gia Lâm). Tuyến metro dự kiến đặt nhà ga tại Bát Tràng, từ đây dễ dàng kết nối với các quận nội thành Hà Nội.
Từ những thông tin kể trên bạn có thể phần nào hình dung được viễn cảnh tươi sáng khi chuyển nhà hay mua mới ở khu vực Đông Nam Hà Nội. Hiện tại, cư dân của những dự án ở Văn Giang, Hưng Yên hay Gia Lâm đi sang nội thành làm việc vẫn rất thuận lợi.
Giao thông phía Đông Nam đi vào nội đô rất thuận tiện.
Đơn cử như dự án Ecopark, chỉ mất 25 phút từ dự án này để tới Trung tâm Hà Nội, 22 phút trới Trung tâm Mỹ Đình, 25 phút tới sân bay Quốc tế Nội Bài.
Với diện tích tương đương diện tích quận Hoàn Kiếm, Ecopark được hoạch định trở thành một thành phố đa chức năng có tổng vốn đầu tư lên đến gần 10 tỷ USD, trong đó có những sản phẩm nhà ở đa dạng, từ căn hộ diện tích nhỏ giá rẻ đến căn hộ cao cấp, biệt thự thượng lưu, nhà liền kề, nhà phố thương mại cùng hệ thống tiện ích phong phú.