Chống chuyển giá và trốn thuế chưa thể dừng lại

04/12/2017 07:27
Ngành tài chính cần nhìn nhận lại bản chất của vấn đề chuyển giá để có những thay đổi, cải tiến trong phương thức kiểm soát thuế.

Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, trong 3 loại hình doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tỷ lệ thua lỗ luôn cao nhất, có thời điểm lên đến 51% (năm 2008), trong 3 năm 2012 - 2014 xấp xỉ lên đến 48%.

Một điều bất hợp lý là dù thua lỗ liên tục, nhưng doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, trong khi doanh nghiệp FDI kêu lỗ thì hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề lại có lãi.

Có thể thấy một thực tế thời gian qua, dù hoạt động tích cực và đã chiếm được phần lớn thị phần vận tải hành khách, song 2 hãng taxi Grab và Uber vẫn luôn kêu thua lỗ.

 Taxi Grab có vốn pháp định 20 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế hơn 938 tỷ đồng.(Ảnh minh họa: KT)

Taxi Grab có vốn pháp định 20 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế hơn 938 tỷ đồng.(Ảnh minh họa: KT)

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy, từ tháng 2/2014 đến nay, cả taxi Grab và Uber đều lỗ, trong đó Grab có vốn pháp định 20 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế hơn 938 tỷ đồng khiến dư luận đặt nghi vấn, liệu có hay không việc 2 doanh nghiệp này đang chuyển giá và trốn thuế?

Giải thích về kết quả kinh doanh thua lỗ của mình, hãng taxi Grab cho rằng, lỗ là do chi phí quảng cáo, khuyến mãi quá lớn, dẫn đến thực trạng, sau hơn 3 năm hoạt động, đơn vị này đã bị lỗ lũy kế hơn 938 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đây là một lý do khó có thể chấp nhận được. Nhiều ý kiến cho rằng, đây lại là một trong những chiêu trò chuyển giá trốn thuế đã từng xảy ra ở những doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam.

Bởi không chỉ Uber hay Grab, thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp FDI khác như Lottle, Metro, BigC… mặc dù doanh thu rất khủng nhưng vẫn thông báo con số lỗ khổng lồ và đây là vấn đề mới những hình thức không hề mới.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, việc các doanh nghiệp FDI có hành vi chuyển giá nhằm trốn thuế dẫn đến Việt Nam thất thu lớn nguồn ngân sách nhà nước. Điều này đặt ra cho nhà quản lý một yêu cầu rằng, làm sao để kiểm soát tốt hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp FDI để hạn chế thấp nhất tình trạng chuyển giá như đã và đang diễn ra.

Ngay như Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi đề cập đến câu chuyện của Grab và Uber cũng phải nghi ngờ rằng, có hay không vấn đề chuyển giá khi một công ty có vốn 20 tỷ đồng, song lại báo lỗ đến gần 938 tỷ đồng?

Hoặc theo cách nhìn nhận của Đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai), việc các doanh nghiệp taxi này sau thời gian hoạt động tích cực nhưng báo lỗ này là điều không khó hiểu, vì có thể chính phần lỗ đó lẽ ra phải nộp cho nhà nước thì họ lại đem đi khuyến mại cho khách hàng.

Ngoài ra, theo ông Dương Trung Quốc là cần phải thấy rõ được 2 vấn đề: Chủ của Uber hay Grap vẫn ở nước ngoài và họ cứ nghiễm nhiên bỏ túi trên dưới 20% lợi nhuận. Trong khi đó, nếu có rủi ro, thua lỗ tại thị trường Việt Nam thì họ vô can, những hậu quả để lại chính cơ quan nước sở tại phải tự giải quyết.

“Đây là điều chúng ta phải nhìn thấy từ trước, vì bản chất ở đây là chuyển vốn và cách làm của họ là như vậy. Từ câu chuyện này, chúng ta phải nhìn nhận lại những vấn đề đó để điều chỉnh chính những hoạt động sao cho phù hợp với thực tế”, Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Từ những thực tế nêu trên có thể thấy, tình trạng chuyển giá, trốn thuế không chỉ có thể mới xảy ra với doanh nghiệp taxi Uber hay Grab, mà trước đây đã từng xảy ra ở nhiều doanh nghiệp FDI lớn khác khi hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Chính vì thế, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành tài chính cần phải nhìn nhận lại bản chất của vấn đề để có những thay đổi, cải tiến trong phương thức kiểm soát thuế và nên coi đây là điều cốt lõi.

Theo đó, kiểm soát thuế không chỉ dựa vào hóa đơn chứng từ, hay đến điều tra rồi đưa ra mức thuế khoán như hiện nay, bởi trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh hiện nay có nhiều doanh nghiệp không ở trong lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn có thể tiến hành kinh doanh./.

Tin mới

Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
10 giờ trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
9 giờ trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
9 giờ trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
9 giờ trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
7 giờ trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
6 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
7 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
8 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Điện thoại gập Samsung được mong chờ nhất hiện nay: Giảm chút sức mạnh nhưng bù lại giá cực rẻ?
9 giờ trước
Bên cạnh Galaxy Z Flip7, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm smartphone màn hình gập phiên bản giá rẻ vào năm 2025.