Chống hàng giả trong thương mại điện tử

26/08/2019 09:00
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật... trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội vẫn đang diễn ra phức tạp...

Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, quảng cáo sai sự thật... trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội vẫn đang diễn ra phức tạp. Trong khi đó, công tác phát hiện, quản lý và xử lý đối với hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ càng trở nên khó khăn.

Tại cuộc họp về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trong thương mại điện tử, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, những năm qua lực lượng chức năng đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm liên quan về thương mại điện tử. Tổng mức xử phạt vi phạm hành chính trong thương mại điện tử năm 2015 là 3,5 tỷ đồng, năm 2016 là 4,5 tỷ đồng năm 2017 là gần 6 tỷ đồng và đến năm 2018 là 7 tỷ đồng.

Khó kiểm soát giao dịch hàng giả

Tính đến hết 2018, quá trình rà soát trên các sàn giao dịch thương mại điện tử buộc 35.943 sản phẩm vi phạm đã gỡ bỏ và hơn 3.100 tài khoản trên các sàn đã bị khoá. Mặc dù đạt được những hiệu quả bước đầu trong việc phát hiện và xử lý vi phạm trên thương mại điện tử, song ông Hải nhận định, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. 

Người bán trên các sàn tìm mọi cách để lách qua các bộ lọc kỹ thuật của sàn, như cố tình thay đổi tên sản phẩm là N.I.K.E thay vì NIKE. Thậm chí, có những đối tượng bán lá cây cần sa nhưng rao bán "lá cây đu đủ" hay "cỏ mỹ"; lập website "samsungvietnam.online" bán sản phẩm điện thoại Samsung giả.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp mua tên miền và đặt máy chủ ở nước ngoài, trả tiền thông qua thẻ tín dụng mà không thông qua công ty bán tên miền, cung cấp dịch vụ máy chủ ở Việt Nam hoặc chỉ thiết lập fanpage để chạy quảng cáo. Các đối tượng này cố tình che giấu thông tin, không có địa chỉ, điện thoại hay bất kỳ thông tin liên lạc gì.

Hơn nữa, những thông tin đăng bán sản phẩm trên mạng là hình ảnh và thông tin thật nhưng khi khách hàng nhận được có thể là hàng giả, hàng nhái mà chính người mua cũng khó nhận biết.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, hiện nay, hầu hết các hành vi vi phạm do chủ thể bán hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch điện tử. Chủ thể bán hàng là các cơ sở nhỏ lẻ hoặc cá nhân, sử dụng một địa chỉ để giao dịch nhưng tập kết hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau gây khó khăn cho công tác điều tra, trinh sát, kiểm tra, bắt giữ và xử lý vi phạm.

Mặt khác, các giao dịch hàng hóa đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể. Trong khi đó, đối với thương mại điện tử khi xử lý phải có chứng cứ cụ thể. 99% các giao dịch trên mạng hiện nay không có hóa đơn chứng từ khiến công tác quản lý thị trường trên thương mại điện tử càng khó khăn.

Đưa các cơ chế mới vào kiểm soát

Để có thể bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử, các ý kiến tại cuộc họp đề xuất, lực lượng chức năng cần thường xuyên rà soát định kỳ các website để đảm bảo sự tuân thủ của các website. Kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm pháp luật trên các website và ứng dụng thương mại điện tử, như chặn theo từ khóa, gỡ bỏ các sản phẩm cấm hoặc hạn chế kinh doanh, các sản phẩm chưa đủ điều kiện lưu hành... 

Cần điều chỉnh về mặt chính sách, vì đặc điểm của Internet được khởi tạo nhanh nhưng biến đi cũng nhanh. Khi phát hiện hàng giả lập tức xoá ngay... mà khi đi xử phạt phải có chứng cứ. Do vậy cần có biện pháp chế tài mạnh hơn nữa.

Trước các ý kiến trên, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị, các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện, triển khai, phối hợp có hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử trong việc bảo vệ người tiêu dùng...

Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số phối hợp với Vụ Pháp chế, rà soát lại hoạt động thương mại điện tử theo các luật có liên quan, các nội dung và quy định của Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Đánh giá lại những khung khổ quy định của pháp luật điều chỉnh gắn với các hoạt động vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng lậu...

Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá từ thực tiễn tình trạng gian lận thương mại liên quan đến thương mại điện tử, đề xuất kế hoạch chống gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử. Phối hợp các lực lượng của quản lý thị trường với Ban chỉ đạo 389, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tại các địa bàn trọng điểm.

Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, thị trường thương mại điện tử thay đổi liên tục, nên đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cụ thể, công nghệ số, Internet phát triển và thay đổi nhanh chóng dẫn đến nhiều mô hình thương mại điện tử mới liên tục xuất hiện, không chỉ giới hạn ở hai mô hình phổ biến là website thương mại điện tử và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như trước đây. 

Các giao dịch, dịch vụ cũng không còn ở phạm vi một quốc gia mà đã xuyên biên giới, đa dạng về chủ thể tham gia, phức tạp về cách thức hoạt động, nên rất khó kiểm soát. 

Chính vì vậy, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu, trước mắt nhiệm vụ trọng tâm là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế chủ động rà soát Nghị định 52/2013/NĐ-CP và báo cáo Chính phủ sớm đưa vào nhiệm vụ hoàn thiện trong năm 2020 để bổ sung và điều chỉnh các nội dung không còn phù hợp. 

Đặc biệt lưu ý đưa các cơ chế mới vào kiểm soát, truy xuất các hoạt động thương mại điện tử, gắn trách nhiệm của chủ sàn thương mại điện tử.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
4 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
25 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
12 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
55 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
16 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.