Chủ mới Khu đô thị Đông Bình Dương là ai?

22/07/2022 06:51
Về tay nhà đầu tư mới, song dự án Khu đô thị Đông Bình Dương cho tới nay vẫn chưa thành hình.
 Chủ mới Khu đô thị Đông Bình Dương là ai? - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Khu đô thị Đông Bình Dương. Ảnh: Internet.

Dự án Khu đô thị Đông Bình Dương có quy mô 126 ha tọa lạc tại phường Tân Bình, TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Vào năm 2003, tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho CTCP Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP.HCM (Fideco - HoSE: FDC) là chủ đầu tư dự án. Sau đó, Fideco liên doanh với Công ty Onshine Investments. Ltd, thành lập Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương để thực hiện dự án này.

Từ đó đến nay, Bình Dương đã nhiều lần ra quyết định giao đất, thay đổi quy hoạch chi tiết 1/500 cho dự án. Năm 2018, Khu đô thị Đông Bình Dương tiếp tục được điều chỉnh quy hoạch tăng số dân và diện tích đất thương mại, giảm diện tích đất công cộng.

Tháng 10/2019, Bình Dương gia hạn tiến độ sử dụng đất dự án thêm 24 tháng. Lúc này, dự án được triển khai nhưng dính sai phạm xây dựng và huy động vốn trái phép.

Kết quả, sau 19 năm, mặc dù đã quá hạn đưa đất vào sử dụng, song dự án Khu đô thị Đông Bình Dương với diện tích 126 ha vẫn "nằm im".

Không nhiều người biết rằng, nhóm cổ đông cũ đã âm thầm thoái lui và chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho nhà đầu tư mới.

Thương vụ kín tiếng

Quay trở lại với Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương - đơn vị thực hiện dự án, doanh nghiệp được thành lập vào tháng 1/2008, trụ sở chính tại khu phố Tân Phú 2, Tân Phước, phường Tân Bình, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Đỗ Hà.

Ban đầu, các cổ đông sáng lập của Đông Bình Dương là Công ty Fideco và Onshine Investments Ltd (thuộc VinaCapital). Khi đó, Fideco nắm 30% VĐL tương ứng hơn 92 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên, tháng 12/2015, doanh nghiệp này đã thoái vốn tại dự án.

Tính đến năm 2021, cơ cấu cổ đông của Đông Bình Dương bao gồm: CTCP Bất động sản Thuận Phong góp 92 tỷ đồng (30% VĐL) và ông Đỗ Quốc Huy góp 215 tỷ đồng (70% VĐL). Tuy nhiên, cuối năm 2021, Bất động sản Thuận Phong đã chuyển nhượng toàn bộ vốn cho ông Đỗ Hà.

Giám đốc và người đại diện pháp luật của Bất động sản Thuận Phong là bà Lý Yến Linh, người có cùng địa chỉ với ông Đỗ Quốc Huy và ông Đỗ Hà trên đường Hàn Hải Nguyên, Phường 9, Quận 11, TP.HCM.

Bên cạnh Đông Bình Dương, ông Đỗ Hà hiện đứng tên một số pháp nhân khác như: CTCP Indochina Stone Việt Nam, Công ty TNHH Thiên Phúc hay CTCP DBD Hồ Tràm.

Ngoài ra, ông Đỗ Hà cũng từng là người đại diện pháp luật cho CTCP IBS, tuy nhiên vị trí này đã được chuyển sang Tổng giám đốc Lê Đình Trương.

Trong số này, CTCP Indochina Stone Việt Nam được thành lập vào năm 2007 tại tỉnh Bình Dương, Chủ tịch là ông Lê Đình Trương. Trong đó CTCP Thanh Yến nắm 99,3% VĐL, ông Lê Đình Trương nắm 0,7% VĐL. Đến tháng 6/2021, Thanh Yến chuyển nhượng cổ phần cho bà Nguyễn Thị Xuân Loan (90,9% VĐL) và bà Phan Ngọc Bích Trâm (8,4% VĐL).

Được biết, Chủ tịch HĐQT CTCP Thanh Yến là ông Lê Đình Trí, chồng bà Nguyễn Thị Xuân Loan - con gái cố nữ doanh nhân Trần Thị Hường (bà Tư Hường).

 Chủ mới Khu đô thị Đông Bình Dương là ai? - Ảnh 2.

Quy hoạch tổng thể dự án Safari Hồ Tràm. Ảnh: Internet

Cuộc chơi mới của Đông Bình Dương

Cuối năm 2019, CTCP DBD Hồ Tràm - doanh nghiệp liên quan đến ông Đỗ Hà, dù vừa mới thành lập hơn 1 tháng nhưng đã đề xuất đầu tư dự án Safari kết hợp nghỉ dưỡng trên khu đất 530ha tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (địa điểm cũng được 2 ông lớn địa ốc Novaland và FLC quan tâm).

Theo tìm hiểu, DBD Hồ Tràm được thành lập vào ngày 8/8/2019, quy mô vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng. Có 5 cổ đông sáng lập, trong đó 3 cổ đông tổ chức là Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương nắm 30%, CTCP Antrip City nắm 25%, CTCP Đầu tư Antrip Villa nắm 25%; 2 cổ đông cá nhân là ông Phạm Quý Sửu nắm 15% và ông Võ Như Thành nắm 5%.

Antrip City được thành lập vào năm 2019, vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Doanh nghiệp có 3 cổ đông cá nhân, trong đó nắm giữ phần vốn lớn nhất là ông Đỗ Hà chiếm 60%, ông Võ Như Thành là Giám đốc và người đại diện pháp luật.

Về phần mình, Antrip Villa cũng là một doanh nghiệp bất động sản, có quy mô vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Ông Võ Như Thành làm Giám đốc và là người đại diện pháp luật. Trong đó, ông Võ Như Thành góp 150 tỷ đồng (50% VĐL), bà Nguyễn Thị Ngọc Tâm góp và bà Phạm Thị Kim Loan cùng góp 75 tỷ đồng (25% VĐL). Ông Thành và bà Tâm có cùng địa chỉ đăng ký hộ khẩu.

Bên cạnh đó, tương tự như DBD Hồ Trầm, một doanh nghiệp khác là CTCP DBD Group cũng được thành lập vào năm 2019 với vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là ông Đỗ Quốc Huy.

Công ty này cũng liên quan đến các cá nhân trên khi các cổ đông sáng lập của DBD Group là Antrip City, Antrip Villa, Phạm Quý Sửu, Đỗ Quốc Huy và Võ Như Thành.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
5 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
11 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
12 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
12 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
13 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.