Chủ nghĩa đa phương đang “hồi sinh”

01/03/2021 15:08
Trong hơn 4 năm qua, chủ nghĩa đa phương gần như đã bị phá vỡ khi ông Donald Trump thực thi chiến lược “Nước Mỹ là trên hết”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kỳ vọng chủ nghĩa đa phương sẽ quay trở lại trung tâm của cơ chế điều phối và trung tâm của các chương trình nghị sự toàn cầu dưới thời ông Biden.

DĐDN có cuộc trò chuyện với TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Chiến lược Mekong – Trung Quốc, Học viện nông nghiệp Việt Nam, xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, việc ông Biden lên nắm quyền và cam kết tham gia vào toàn cầu hóa có giúp cục diện đa phương quay trở lại?

Với việc có tân Tổng thống Mỹ Biden ủng hộ vai trò của các định chế đa phương và đề cao đồng minh, rõ ràng có nhiều cơ sở để tin rằng thế giới sẽ quay lại với cách vận hành quen thuộc trước đây. Nhưng có hai nhân tố mới đã xuất hiện và sẽ ngày càng được thảo luận nhiều.

Thứ nhất là chủ nghĩa đa phương mới nhấn mạnh đến (i) vai trò mới của các người chơi cũ/mới và (ii) đổi mới của các thể chế đa phương hiện thời. Trong các vấn đề toàn cầu, sau đại dịch COVID-19 và sau một kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ rất ồn ào, Châu Âu dường như đang muốn định vị lại mình trên bàn cờ thế giới. Ủy ban châu Âu ngày 21/2 vừa công bố Chiến lược thương mại mới tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung vào ba trụ cột (1) "tự chủ" tức là định hình lại trật tự thế giới dựa trên lợi ích và giá trị của châu Âu, (2) tăng cường chủ nghĩa đa phương và (3) cải cách quy tắc thương mại toàn cầu.

Thứ hai là cấu trúc đa phương mới. Nếu sau năm 1945, các cấu trúc cồng kềnh và mang tính toàn cầu được đề cao thì hiện nay các cấu trúc khu vực/chuyên biệt ngày càng xuất hiện nhiều.

- Nước Mỹ đang đổi thay từ bên trong và bằng cả các chính sách đối ngoại, hẳn nhiên sẽ có tác động rất lớn đến xu hướng toàn cầu trong những năm tới, thưa ông?

Trong bài phát biểu đầu tiên, Tân Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh thông điệp "đưa nước Mỹ quay trở lại", và những giải thích trong bài phát biểu đó cho thấy nước Mỹ sẽ trở lại với hệ thống và cách làm trước đây.

Ngoại giao truyền thống lại lên ngôi. Vai trò của liên minh, tính chính danh của nước Mỹ, tái hòa nhập vào các thể chế đa phương quốc tế là ba điểm quan trọng đã được tân Tổng thống Mỹ nhấn mạnh trong bài phát biểu đầu tiên của mình. Điều này báo hiệu cho thấy đường lối tiếp cận ngoại giao truyền thống (dựa vào tham vấn và trình tự ngoại giao) sẽ được nối lại.

Tân Tổng thống Mỹ là người tin vào chủ nghĩa biệt lệ Mỹ, nghĩa là cho rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu Mỹ tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo dẫn dắt, đặc biệt trong ứng phó với các thách thức toàn cầu. Điều này có thể dẫn đến sự đối chọi với lãnh đạo của Trung Quốc – người cũng tin rằng trật tự thế giới cần được viết lại theo hướng có lợi hơn cho các nước đến sau.

- Với CPTPP, EVFTA và gần đây nhất RCEP, Việt Nam sẽ đối diện với những thuận lợi và thách thức gì trong sự phục hưng của chủ nghĩa đa phương, thưa ông?

Chủ nghĩa đa phương đang “hồi sinh” - Ảnh 1.

Thuận lợi đầu tiên là các FTA này đã giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng trong hai năm qua. Sau 2 năm CPTPP có hiệu lực, tăng trưởng thương mại của Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đều tăng 30%.

Thuận lợi thứ hai là các FTA như CPTPP hay EVFTA đã nắn dòng chuỗi cung ứng và khiến các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược tiếp cận nguồn cung để tranh thủ lợi ích từ các FTA thế hệ mới. FDI từ các nước CPTPP đã tăng trưởng ổn định, trong đó Singapore liên tục dẫn đầu các nước đầu tư vào Việt Nam trong nhóm này (11,8%); đối với Nhật Bản, mặc dù dòng vốn FDI nói chung có suy giảm nhưng mức độ cam kết đầu tư vào Việt Nam vẫn được giữ ổn định ở khu vực (10,9%). Bốn nước trong nhóm RCEP đã đóng góp tới hơn 50% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2019.

Tuy nhiên, một số thách thức nổi bật mà Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam không thể không quan tâm, đó là: Thứ nhất, đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thay đổi quan trọng về chuỗi cung ứng, chuyển đổi số và cách quản trị doanh nghiệp. Nhiều lợi thế truyền thống từ FTA đã dịch chuyển sang các lợi thế mới như mức độ linh hoạt, khả năng chuyển đổi số và quản trị tự động hóa. Do đó, việc ỷ lại vào các FTA mà không xét đến các thay đổi của môi trường xung quanh sẽ trở thành con dao hai lưỡi với các doanh nghiệp.

Thứ hai, FTA chưa đến được với doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhỏ trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo có hàm lượng kỹ thuật cao. Các lợi thế FTA chủ yếu mới dành cho doanh nghiệp dệt may, nông sản, thủy sản; còn mức tận dụng FTA của doanh nghiệp điện tử bản địa vẫn còn rất thấp.

Thứ ba, những FTA với các nước có lợi thế xuất khẩu như RCEP có thể làm tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

Thứ tư, làn sóng M&A hoặc FDI đón lõng các FTA có thể xóa sổ nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp sáng tạo.

- Xin cảm ơn ông.


TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình nghiên cứu Chiến lược Mekong – Trung Quốc, Học viện nông nghiệp VN: Kinh tế thế giới sẽ ổn định từ quý 3/2021

Với giả định vaccine COVID-19 có hiệu quả cao và các quốc gia tiếp tục kích thích tài khóa- tiền tệ, thì kinh tế thế giới có thể sẽ ổn định trở lại vào quý 3/2021.

Chúng ta nhìn thấy hai luồng quan điểm tương đối khác biệt vể triển vọng kinh tế toàn cầu giữa nhóm hoạch định chính sách đến từ chính phủ hoặc các định chế tài chính đa phương (chẳng hạn WB hay IMF) với nhóm thụ hưởng chính sách là các tập đoàn lớn hoặc các ngân hàng. Nhóm thứ nhất tương đối thận trọng, còn nhóm thứ hai lại lạc quan và hứng khởi.

Đối với nhóm thứ nhất, quan điểm phổ biến có thể được khái quát bằng nhận định của IMF rằng kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi "không đồng đều, cần thời gian dài và nhiều bất trắc". Sở dĩ có nhận định thận trọng như vậy bởi tác động không giống nhau của COVID-19 lên các nền kinh tế.

Dự báo mới nhất (vào tháng 1/2021) về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 của IMF cho thấy đánh giá lạc quan hơn về sự phục hồi so với lần dự báo tháng 10/2020. Cụ thể, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5,5% (tăng 0,3 điểm phần trăm), các nền kinh tế phát triển tăng trưởng 4,3% (tăng 0,4 điểm phầm trăm), các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng 6,3% (tăng 0,3 điểm phần trăm). Các nền kinh tế chủ chốt làm đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu đều có mức dự báo tươi sáng hơn rất nhiều, như kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 5,1%, khu vực Châu Âu tăng trưởng 4,2%.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng dự báo lạc quan nêu trên dựa trên giả định về các loại vaccine COVID-19 có hiệu quả cao và các nền kinh tế không phải trải qua thêm đợt bùng phát dịch mới nào. Giả định đó phải cộng thêm các chính sách kích thích kinh tế bằng tiền tệ hoặc tài khóa đang được đẩy mạnh ở mọi quốc gia.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
6 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
7 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
7 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
8 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.955.588 VNĐ / tấn

21.34 UScents / lb

0.14 %

- 0.03

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.288.525 VNĐ / tấn

295.03 UScents / lb

0.02 %

+ 0.06

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.147.273 VNĐ / tấn

979.64 UScents / bu

0.19 %

+ 1.89

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.105.318 VNĐ / tấn

289.35 USD / ust

0.02 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
9 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
10 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.
Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
13 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
1 ngày trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.