Chủ quán bar: 'Mỗi tháng tôi lại bay mất vài căn nhà'icon

Mặt bằng thuê đắt đỏ, chi phí đầu tư lớn, nên khi dịch Covid-19 liên tục tái diễn, các quán bar, karaoke chịu tổn thất lớn vì nằm trong diện phải đóng cửa sớm và mở lại trễ nhất.

Mặt bằng thuê đắt đỏ, chi phí đầu tư lớn, nên khi dịch Covid-19 liên tục tái diễn, các quán bar, karaoke chịu tổn thất lớn vì nằm trong diện phải đóng cửa sớm và mở lại trễ nhất.

 

"Trước Tết, chúng tôi cứ tin rằng dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, kỳ vọng dịp Tết Nguyên đán sẽ giúp cải thiện lượng khách để lấy đà qua Tết dần hồi phục, nhưng cuối cùng phải đột ngột ngừng hoạt động ngay sát Tết. Lần đóng cửa này, chúng tôi thật sự chới với", ông Lê Hoàng Việt - đại diện chuỗi karaoke Nnice chia sẻ với Zing.

Ngân sách thâm hụt nặng nề sau một năm đại dịch

Hiện Nnice có 8 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn TP.HCM, với số lượng nhân sự lên đến hàng trăm người. Giai đoạn đóng cửa vừa qua, những lao động này chỉ nhận được mức trợ cấp vài triệu đồng, thấp hơn năm 2020 và không đủ trang trải cho các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.

Theo ông Lê Hoàng Việt, nhiều nhân viên trong hệ thống tạm thời chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập. Số khác về quê để không phải chi trả tiền thuê trọ và mức phí sinh hoạt đắt đỏ ở TP.HCM.

Trong khi đó, về phía chủ đầu tư, doanh nghiệp không những mất sạch nguồn thu mà còn phải vay mượn khắp nơi để trợ cấp cho nhân viên, bảo trì máy móc thiết bị, trả tiền thuê mặt bằng, chi trả lãi vay... Thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Chủ quán bar: 'Mỗi tháng tôi lại bay mất vài căn nhà'
Một chi nhánh karaoke của Nnice tại quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: L.A.

"Vào những giai đoạn được hoạt động trong năm 2020, tình hình kinh doanh cũng không khả quan, cứ bùng phát dịch bệnh rồi lại đóng cửa dài ngày. Ngân sách công ty thâm hụt nặng nề. Giờ chúng tôi chỉ biết xoay trở dòng tiền cho từng tháng để cố gắng cầm cự", đại diện Nnice chia sẻ.

Một chủ đầu tư nhiều quán bar ở TP.HCM thậm chí còn nói với Zing: "Cứ mỗi tháng tôi bay mất 1-2 căn nhà".

Theo vị này, nhiều đồng nghiệp trong ngành cũng rơi vào tình thế tương tự. Các chủ mặt bằng đã hỗ trợ giảm giá thuê khoảng 30-70% suốt năm 2020, do đó đến năm nay, họ buộc phải thu đủ 100% để bảo đảm thu nhập.

Trong khi đó, doanh nghiệp nếu chậm trả lãi vay ngân hàng sẽ bị nâng mức nợ xấu, còn nếu không đóng bảo hiểm xã hội thì nhân viên đi khám chữa bệnh không được hưởng quyền lợi...

"Toàn ngành đều đóng băng, rất đau đầu. Tôi chỉ mong đón khách trở lại để có người đến tiêu tiền, bù vớt phần nào thiệt hại hơn 1 năm qua", ông chia sẻ.

Mở lại nhưng không tìm ra khách

Chiều 19/3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký công văn khẩn cho phép các vũ trường, quán bar, karaoke hoạt động trở lại nhưng phải tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Quyết định có hiệu lực ngay tại thời điểm ban hành.

Mặc dù vậy, vị chủ đầu tư nói trên vẫn cho rằng khi quán bar hoạt động trở lại cũng không có khách hàng, bởi tình thế hiện nay khó khăn gấp mấy lần năm ngoái. Những lần đầu đóng cửa, người dân còn mong chờ quán bar mở lại để đáp ứng nhu cầu giải trí, tụ tập bạn bè, còn nay họ dần có xu hướng "thắt lưng buộc bụng".

Đây cũng là đánh giá của ông Hoàng Việt, chủ một quán bar ở phường Bến Nghé, quận 1.

"Cái khó của ngành giải trí về đêm ở TP.HCM hiện nay là có mở cửa cũng không có khách, đến khu vực trung tâm còn tê liệt, dạo một vòng chỉ thấy 'cửa đóng then cài'. Không biết người ta còn đủ sức duy trì không hay phải đóng cửa vĩnh viễn", ông nói.

Thực tế, sau khi xin ý kiến của chính quyền địa phương, cơ sở kinh doanh của ông Hoàng Việt đã đón khách trở lại từ trước nhờ được xem xét như một không gian ăn uống, nghe nhạc sống nhẹ nhàng, chứ không phải một quán bar thuần túy.

Tuy vậy, ông cho biết việc hoạt động những ngày này chỉ nhằm duy trì công ăn việc làm cho nhân viên và có "đồng ra đồng vào", chứ gần như không có nguồn thu.

Theo ông Tạ Quang Hùng, Giám đốc Marketing của hệ thống Kingdom gồm các nhà hàng, quán karaoke, bar và pub ở TP.HCM, lượng khách nói chung của năm 2020 giảm 50% so với năm 2019.

Đến hiện tại, thống kê tại các cơ sở nhà hàng và quán pub đang hoạt động cho thấy lượng khách tiếp tục giảm thêm 50% so với mức năm ngoái.

Do đó, những người trong ngành nhận định nếu không có đợt bùng phát dịch nào sau này thì sớm nhất cũng phải đến quý III, tình hình kinh doanh của các cơ sở mới có tín hiệu khả quan.

(Theo Zing)

Tin mới

"Hô biến" chất thải gà vịt thành trang trại tiền tỷ, người phụ nữ thu về 40 triệu đồng/tháng
3 giờ trước
Hiện nay, trang trại của chị Linh sản xuất phân trùn được 100 tấn/ tháng, với giá bán dao động 800 nghìn đồng/ký.
Thái Lan, Indonesia vẫn chiếm trọn nguồn cung xe nhập sang Việt Nam nhưng một quốc gia đang bứt lên mạnh - tăng trưởng 3 chữ số so với cùng kỳ, thương hiệu mới đua nhau xâm nhập thị trường
4 giờ trước
Sau 8 tháng, xe nhập khẩu từ quốc gia này đang chiếm đến 18% thị phần tại Việt Nam.
Thị trường ngày 05/10: Dầu tăng hơn 9% trong tuần, vàng giảm, ca cao giảm 15%
4 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 04/10/2024, dầu tiếp tục tăng, chạm mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn một năm do nguy cơ chiến tranh Trung Đông.Vàng giảm khi dữ liệu việc làm của Mỹ mạnh hơn thu hẹp hy vọng cắt giảm lãi suất lớn của Fed. Giá đồng tăng do dữ liệu lao động Mỹ tăng.Lúa mì, đậu nành và ngô giảm khi đồng USD tăng giá. Ca cao New York giảm 15% hàng tuần. Cà phê giảm 4,3% trong tuần. Đường tăng 0,9% trong tuần.
Trúng đậm luồng cá chim vàng, ngư dân Quảng Bình thu 270 triệu trong một buổi chiều
4 giờ trước
Mấy ngày gần đây, ngư dân nhiều xã bãi ngang ở Quảng Bình trúng đậm luồng cá chim vàng (có nơi gọi cá đưng). Có người trúng đến vài tạ cá sau một đêm đánh bắt.
'Bom tấn tầm trung' từng bán chạy top 10 toàn cầu, vượt mặt Galaxy S24: Giá giảm chỉ còn hơn 8 triệu
4 giờ trước
Ấn tượng từ chip Exynos 1480, mẫu galaxy này là một trong những lựa chọn tầm trung khó bỏ qua.

Tin cùng chuyên mục

Số liệu xăng dầu ảo: Cuộc chiến kiểm soát thị trường, nguy cơ từ giao dịch lòng vòng
1 ngày trước
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau, tạo nên con số tiêu thụ "ảo" trên thị trường, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường.
J&T Express là một trong những thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực vận chuyển được bình chọn tại Better Choice Awards 2024
1 ngày trước
Ngày 2/10 tại lễ trao giải thưởng Better Choice Awards 2024, thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express là một những thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn “Thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực Dịch vụ vận chuyển” khẳng định cam kết mạnh mẽ của J&T Express trong việc đầu tư cho công nghệ, liên tục đổi mới, sáng tạo nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng trong lĩnh vực chuyển phát.
Better Choice Awards 2024: Tôn vinh những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo đột phá, tác động tích cực đến người tiêu dùng
2 ngày trước
Tối 2/10, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc diễn ra Gala Better Choice Awards 2024, đánh dấu sự kiện đáng nhớ trong năm về đổi mới sáng tạo và tiêu dùng thông minh. Sự kiện do NIC phối hợp với Công ty cổ phần VCCorp tổ chức.
Đơn hàng gia tăng, xuất khẩu dệt may nhiều hy vọng cán đích xuất khẩu 44 tỷ USD
2 ngày trước
Với những đơn hàng đã ký kết của quý III và đơn hàng đang thảo luận của quý IV, cho nhiều hy vọng về khả năng cán đích 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm nay, đạt được mục tiêu đặt ra.