Chủ tịch Dragon Capital chia sẻ vấn đề quan tâm nhất của nhà đầu tư Anh

05/07/2019 09:36
Chia sẻ bên lề Hội thảo Đầu tư vào Việt Nam tại London, ông Dominic Scriven cho rằng, đối với nhà đầu tư tài chính, cụ thể là nhà đầu tư Anh, thể chế hoá là vấn đề cần chú trọng nhiều nhất.

Từ ngày 2/7 đến 8/7, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đến London tổ chức tiếp xúc và đối thoại với các nhà đầu tư lớn của Anh.

Hội thảo với chủ đề "Đầu tư vào Việt Nam" ngày 4/7 gồm 2 phiên thảo luận: (1) Những chính sách tại Việt Nam với thị trường vốn (2) Từ chính sách tới thực tiễn và các cuộc họp trực tiếp giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư. Các doanh nghiệp tổ chức gặp gỡ trực tiếp nhà đầu tư trong đợt giới thiệu lần này gồm Mobifone, PVN, Vietnam Airlines, Agribank...

Hội nghị thu hút được sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư tại Anh có các quỹ đầu tư lớn như Ashmore, HSBC AM, JP Morgan, Swiss Re Group, RBC Global Asset Management, Amundi Asset Management…

Chủ tịch Dragon Capital chia sẻ vấn đề quan tâm nhất của nhà đầu tư Anh - Ảnh 1.

Hội thảo Đầu tư vào Việt Nam tại London ngày 4/7 thu hút được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư Anh. Ảnh: Trọng Giáp

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, người điều phối phiên thảo luận thứ nhất, đã có những chia sẻ với Người Đồng Hành.

- Là người vừa chủ trì cũng như tham dự 2 phiên đối thoại với nhà đầu tư, ông có cảm nhận như thế nào về sự quan tâm nhà đầu tư Anh trong xúc tiến đầu tư lần này?

- Ông Dominic Scriven: Tôi thấy hội trường hôm nay đầy đến mức có người đứng chứng tỏ sự quan tâm nhiều nhà đầu tư tới hội thảo lần này. Trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang đây tìm cơ hội hợp tác cũng như nhiều nhà đầu tư Anh, bao gồm cả nhà đầu tư chỉ biết một chút cũng như những nhà đầu tư biết sâu rộng, câu hỏi cũng chi tiết. Tôi đánh giá hội thảo hôm nay tương đối thành công.

Tôi thấy các nhà đầu tư nước ngoài nói chung trong đó có nhà đầu tư ở Anh nói riêng quan tâm nhiều đến Việt Nam. Sự quan tâm đó không phải mới có, mà có cũng lâu rồi, nhưng ngày càng được nhấn mạnh.

Nếu phân tích sự quan tâm này, chúng ta có thể thấy 2 khía cạnh: Một là sự quan tâm để tìm hiểu ngày càng sâu rộng hơn về thị trường Việt Nam; cơ hội, thách thức, định hướng, chuẩn mực, thông lệ cũng như các quy định, cách làm. Hai là họ muốn đầu tư thực sự nhưng nhiều khi một nhà đầu tư ở Anh khó đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đây là chuyện không chỉ riêng ở Việt Nam hay Anh mà ở hầu hết các thị trường. Riêng trường hợp của Việt Nam thì lại có những khó khăn cụ thể.

- Vậy rào cản chính đối với nhà đầu tư Anh khi đầu tư vào Việt Nam là gì?

- Sáng nay, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam có chú trọng 3 vấn đề, là mục tiêu Chính phủ, trong đó có Bộ Tài chính, cần cải thiện. Một là con người. Hai là thể chế hoá, hoàn thiện cơ chế thị trường. Ba là cơ sở hạ tầng.

Đối với nhà đầu tư tài chính như chúng tôi, cụ thể là nhà đầu tư Anh, có thể nói vấn đề thứ hai là cần chú trọng nhiều nhất. Thể chế hoá ở luật, ở định chế, ở các công ty tiến hành nghiệp vụ... đều cần bổ sung thúc đẩy.

- Với vai trò nhà đầu tư lâu năm và có công đóng góp đưa nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam, ông có cảm nhận như thế nào về môi trường đầu tư cũng thông điệp của Bộ Tài chính của Chính phủ Việt Nam với thu hút đầu tư gián tiếp?

- Tôi nghĩ đây là một quá trình và không thể ngày một ngày hai. Tôi nghĩ Việt Nam đang tìm hiểu ngày càng nhiều hơn và rõ hơn về các loại nhà đầu tư tài chính khác nhau ở các nước khác nhau, nguyện vọng của họ. Ngược lại nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tìm hiểu môi trường đầu tư trước đây, cũng như đã thay đổi như thế nào.

- Ông cảm nhận các thông điệp của Bộ Tài chính cũng như các cơ quan quản lý bảo hiểm, các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra có phù hợp với khẩu vị nhà đầu tư Anh hay không?

- Tôi tham gia phiên đối thoại có lãnh đạo của Bộ Tài chính và các thông điệp về bảo hiểm, thuế, nợ công, và đặc biệt là chứng khoán rõ ràng, cởi mở, và chắc là cả động viên với nhà đầu tư Anh.

Chủ tịch Dragon Capital chia sẻ vấn đề quan tâm nhất của nhà đầu tư Anh - Ảnh 2.

Ông Dominic Scriven chia sẻ với Người Đồng Hành bên lề hội thảo. Ảnh: Trọng Giáp

Dragon Capital sẽ phải có phương án tham gia với các sản phẩm mới thị trường

- Vừa qua, MSCI quyết định chưa đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường. Ông nhận định như thế nào về sự kiện này?

- Chúng ta không nên ngạc nhiên với việc này vì tin đồn ngoài thị trường đã có từ khá lâu rồi. Nói riêng là MSCI có những quan ngại về vấn đề room ngoại tại Việt Nam. Trong khi các quy định với vấn đề này chưa được nới lỏng một cách rõ ràng, chúng ta cần hiểu sự việc sẽ là như thế.

Tuy nhiên, bên cạnh MSCI còn có FTSE cũng là một tổ chức đánh giá các chỉ số. FTSE cho biết room đối với họ không hẳn là vấn đề lớn nên chúng ta cũng không phải ngạc nhiên hay lo lắng quá về vấn đề này.

- Ông có nhận định như thế nào về việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam có ý định niêm yết ở nước ngoài?

- Việc doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở nước ngoài đến bây giờ vẫn không đơn giản. Gốc vấn đề là chuẩn mực kế toán, giữa VAS và IFRS và nhiều vấn đề khác nữa.

- Với các sản phẩm như chứng quyền có đảm bảo (CW) hay hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ vừa ra mắt, các nhà đầu tư tổ chức như Dragon Capital đánh giá thế nào?

- Thú vị lắm. Chúng tôi rất muốn tham gia hợp đồng tương lai đối với thị trường cổ phiếu, tuy nhiên các ngân hàng lưu ký vẫn hơi ngại. Tìm hiểu hợp đồng tương lai với thị trường trái phiếu khá thú vị. Mới đây nhất là CW. Chúng tôi hiện đang nghiên cứu và chắc là sẽ phải có phương án tham gia. Nó là sản phẩm cho nhà đầu tư có đòn bẩy và giúp cho việc phân bổ vốn được có hiệu quả hơn.

- Vậy ông nhận định như thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng cuối năm?

- Xin lỗi tôi không dự báo. Ngành chứng khoán này khó dự báo lắm!


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
47 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
34 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
59 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
51 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.