Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến: “Tôi cực ghét từ Customer First hay ‘Khách hàng là Thượng Đế’”!

22/08/2021 11:38
"Khi khó khăn quá thì bản thân mình sẽ là đầu tiên. Đầu tiên mình phải yêu mình đã!", Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến bày tỏ.

Chủ tịch HĐQT FPT Telecom Hoàng Nam Tiến cho biết, yếu tố doanh nghiệp ông coi trọng là Customer Centric – lấy khách hàng làm trung tâm, chứ không phải Customer First như nhiều doanh nghiệp khác.

"Tôi cực ghét từ Customer First hay ‘Khách hàng là Thượng Đế’", ông Tiến chia sẻ tại tọa đàm "Quản trị năng lượng tổ chức trong thời kỳ giông bão" mới đây.

"Tôi không tin vào điều đấy. Khi khó khăn quá thì bản thân mình sẽ là đầu tiên. Đầu tiên mình phải yêu mình đã!"

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang leo thang, dù nhắc đến khách hàng, nhưng ông Tiến cho rằng: Tại thời điểm này, an toàn cho bản thân, cho cá nhân chúng ta là quan trọng nhất.

"Bởi vì sao? Hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn người đang dựa vào chúng ta. Nếu anh chị quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp mắc ốm, mắc bệnh vào thời điểm này sẽ làm hỏng, suy sụp ý chí, làm cho công việc của cả một đơn vị bị giảm sút".

"Điều thứ 2 cần quan tâm là an toàn đến gia đình. Nếu chẳng may gia đình chúng ta nhiễm F0, nói thật, dù có sáng suốt, mạnh mẽ, sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất dồi dào bao nhiêu chăng nữa, lúc đó chúng ta cũng khó làm một người lãnh đạo sáng suốt được", ông Tiến nói.

Hai vấn đề cần quan tâm tiếp theo là sức khỏe của đồng đội, và sức khỏe của toàn xã hội.

Với câu chuyện "khách hàng là trung tâm", ông Tiến cho rằng giờ đây chúng ta không dùng từ "hiểu khách hàng", mà dùng 2 từ: Thấu hiểuThấu cảm. Một trong những động thái lấy khách hàng làm trung tâm của FPT Telecom là chiến dịch "cô Tấm của FPT".

"Chúng tôi đã gửi hàng ngàn phần quà, rất nhỏ bé. Đó là một quả bí, một ít rau, ít hoa quả, một hộp Vitamin C. Đội ngũ của chúng tôi khi bảo trì, khắc phục sự cố mạng thì mang theo gói quà ấy gửi tới tận tay khách hàng. Không những thế, trong quá trình đang di chuyển, họ lại mang đến tận nhà nhân viên gửi cho gia đình, đồng thời gửi lời: ‘Con bác cũng như bọn cháu đang bận rộn phục vụ khách hàng, cháu thay mặt công  ty gửi món quà rất nhỏ’", ông Tiến kể lại.

"Rồi những khu bị cách ly, phong tỏa, chúng tôi đến hàng rào, đặt món quà ở đó để đồng đội, khách hàng của chúng tôi trong khu nhận lấy. Sự thấu cảm, thấu hiểu, gần gũi khách hàng, chúng tôi thể hiện qua hành động đó".

Khách hàng không phải Thượng Đế?

Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến: “Tôi cực ghét từ Customer First hay ‘Khách hàng là Thượng Đế’”! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Buddymantra.

Câu chuyện "Khách hàng là Thượng Đế" cũng từng được ông Nguyễn Dương – chuyên gia trải nghiệm khách hàng - đưa ra một góc nhìn khác. Ông cho rằng khách hàng KHÔNG phải Thượng Đế.

"Khách hàng không phải Thượng Đế, mà là món quà của Thượng Đế. Khi đón nhận, bạn nhất định phải trân trọng họ. Nhưng vì nó là món quà, nên bạn có QUYỀN TỪ CHỐI không nhận", ông Dương chia sẻ trên chương trình CTalk của MCV Media mới đây.

Nếu coi khách hàng là Thượng Đế, thì họ yêu cầu gì, đòi hỏi gì thì các nhà cung cấp cũng phải làm theo sao

Câu nói trên ông Dương đưa ra lần đầu trong bối cảnh khách hàng ứng xử vô văn hóa trên Vietnam Airlines hồi năm 2019, và khi bị mời xuống máy bay thì vị khách này đã lớn tiếng quát "Mày có biết tao là ai không?"

Với khách hàng như thế này, nếu coi khách hàng là Thượng Đế, thì họ yêu cầu gì, đòi hỏi gì thì các nhà cung cấp cũng phải làm theo sao?

"Trong phần lớn trường hợp, khách hàng là món quà, nhưng trong trường hợp trên, với một số ít khách hàng vô văn hóa, bạn có quyền không nhận. Bạn là người xây dựng nên văn hóa giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu yêu chiều, quỵ lụy trước khách hàng vô văn hóa, bạn vô tình tạo ra cách ứng xử không tốt trong lĩnh vực của mình", ông Dương khuyến nghị.

Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến: “Tôi cực ghét từ Customer First hay ‘Khách hàng là Thượng Đế’”! - Ảnh 3.

Chuyên gia trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương. Ảnh cắt từ video.

Ông cho biết sau phát ngôn trên, rất nhiều người hiểu sai và lấy câu "Khách hàng không phải Thượng Đế" làm bình phong cho việc không phục vụ những khách hàng khó tính.

"Câu nói trên của tôi chỉ dành cho khách hàng vô văn hóa, còn khách hàng khó tính thì nên coi đó là một bài học cho mình".

Khách hàng cũng như con người, không phải luôn đúng, nhưng chúng ta phải làm điều đúng với họ

"Mình phải coi khách hàng có quyền vô lý, có quyền hạch sách, thì mình sẽ giữ được cái đầu lạnh và trái tim nóng để phục vụ họ. Còn trong trường hợp nghĩ khách hàng không có quyền ấy, thì khi khách hàng vô lý, bạn sẽ nổi xung lên, có thể cư xử rất sai với khách hàng", ông Dương nói.

Ông cho rằng trong trường hợp trên, quan niệm đầu tiên là phải coi khách hàng được quyền vô lý, hạch sách, nhũng nhiễu. Như vậy, khi họ hạch sách vô lý, bạn sẽ giữ được sự bình tĩnh, chuyên nghiệp.

"Không quan trọng bạn có phục vụ được khách hàng hay đáp ứng đòi hỏi ấy, mà quan trọng nhất là bạn đã giữ được thái độ đúng, tác phong chuyên nghiệp trong tiếp xúc với khách hàng và giữ được hình ảnh công ty, thay vì nhảy vào đấm khách hàng", ông Dương nói.

"Thực ra khách hàng cũng như con người, không phải luôn đúng, nhưng chúng ta phải làm điều đúng với họ".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.